Thư viện công nghệ sinh học hàng đầu Việt Nam

Xét nghiệm ADN khai sinh

 

 

Xét nghiệm ADN ông nội và cháu để làm khai sinh khi cha đã mất được không?

xét nghiệm ADN ông nội và cháu để làm khai sinh khi cha đã mất
Việc xét nghiệm ADN ông nội và cháu để làm khai sinh khi cha đã mất có được hay không?

Câu hỏi: Tôi và người cha của đứa trẻ chưa đăng ký kết hôn, hiện tại người cha đã mất, tôi muốn làm khai sinh cho con nhưng không thể xét nghiệm ADN cha con được. Vậy đi làm xét nghiệm ADN ông nội và cháu để làm khai sinh khi cha đã mất có được chấp nhận hay không?

Trả lời: 

1. Về việc xét nghiệm ADN cha con để đăng ký khai sinh cho trẻ khi vợ chồng chưa đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp vợ chồng chưa đăng ký kết hôn, hoặc đăng ký sau thời điểm con sinh ra đời, thì cần phải làm xét nghiệm ADN khai sinh cha con để làm bằng chứng chứng minh con là con ruột của cha. Lúc đó mới có thể làm giấy khai sinh cho con với đầy đủ tên cha mẹ. Nếu không, giấy khai sinh sẽ chỉ có tên người mẹ và khuyết tên cha, bởi con lúc này chỉ được công nhận là con riêng của người mẹ. 

Hiện nay, việc thực hiện giám định ADN để làm khai sinh cho con thường chỉ giới hạn trong quan hệ huyết thống trực hệ, tức là cha con ruột và mẹ con ruột. 

Với các mối quan hệ huyết thống không trực hệ, tức là giữa đứa trẻ với người thân bên nội, bên ngoại (bao gồm ông bà nội ngoại, cô dì chú bác ruột, anh em con chú con bác ruột) hoặc giữa anh chị em ruột cùng cha mẹ với nhau, thường sẽ KHÔNG được chấp nhận trong thủ tục làm giấy khai sinh cho con. 

Như vậy có nghĩa là, nếu như cha mẹ của trẻ chưa đăng ký kết hôn, hoặc đăng ký sau thời điểm con sinh ra đời, trong đó cha của đứa trẻ đã mất, đã đi khỏi nơi cư trú, đã mất tích,… và không thể thực hiện xét nghiệm ADN cha con với đứa trẻ, thì thông thường sẽ KHÔNG thể làm giấy khai sinh có tên cha. 

Như vậy việc xét nghiệm ADN ông nội và cháu để làm khai sinh khi cha đã mất có được chấp nhận hay không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cán bộ tư pháp – hộ tịch tại UBND xã (phường), huyện (quận) địa phương. Do đó bạn hãy tham khảo trực tiếp cán bộ địa phương nơi làm khai sinh cho con để được hướng dẫn chi tiết nhất.

xét nghiệm ADN ông nội và cháu để làm khai sinh khi cha đã mất
Khi vợ chồng chưa đăng ký kết hôn, việc làm khai sinh cho con sẽ cần thủ tục xét nghiệm ADN cha con khai sinh.

2. Trong trường hợp địa phương chấp nhận sử dụng bản xét nghiệm ADN giữa đứa trẻ với họ hàng dòng nội thay cho xét nghiệm ADN cha con.

Những mối quan hệ giữa đứa trẻ với họ hàng dòng nội có thể sử dụng để thay thế cho xét nghiệm ADN cha con bao gồm:

  • Ông nội – cháu trai: Tức là giữa cha ruột của người cha với đứa trẻ mang giới tính nam. 
  • Bà nội – cháu gái: Tức là giữa mẹ ruột của người cha với đứa trẻ mang giới tính nữ. 
  • Chú/bác ruột – cháu trai: Tức là giữa anh em trai ruột của người cha với đứa trẻ mang giới tính nam.
  • Con chú, con bác ruột: Giữa những người là con trai của những người anh em trai ruột của người cha, tức là anh em họ có cùng một người ông nội. 
  • Anh em trai cùng cha: Nếu trẻ mang giới tính nam và có anh/em trai ruột cùng cha thì có thể xét nghiệm ADN giữa các anh em trai cùng cha để xác định quan hệ huyết thống với người cha. 
  • Chị em gái cùng cha: Nếu trẻ mang giới tính nữ và có chị/em gái trai ruột cùng cha thì có thể xét nghiệm ADN giữa chị em gái cùng cha để xác định quan hệ huyết thống với người cha. 

Nếu cán bộ tư pháp – hộ tịch tại UBND xã (phường), huyện (quận) địa phương chấp nhận sử dụng bản xét nghiệm ADN giữa đứa trẻ với họ hàng dòng cha thay cho người cha ruột, thì bạn có thể chọn làm xét nghiệm ADN một trong những mối quan hệ kể trên theo hình thức pháp lý, tức là tiến hành thu mẫu ADN trực tiếp, có xác minh danh tính, chụp ảnh chân dung và lấy dấu vân tay. 

Sau đó mang bản xét nghiệm ADN đã thực hiện ra UBND xã (phường), huyện (quận) địa phương để làm thủ tục khai sinh cho trẻ hướng dẫn của cán bộ tư pháp – hộ tịch.

xét nghiệm ADN ông nội và cháu để làm khai sinh khi cha đã mất
Trong trường hợp được phép, bên cạnh xét nghiệm ADN ông nội và cháu để làm khai sinh khi cha đã mất, có thể xét nghiệm ADN bà nội – cháu gái,…

3. Trong trường hợp địa phương KHÔNG chấp nhận sử dụng bản xét nghiệm ADN giữa đứa trẻ với họ hàng dòng nội thay cho xét nghiệm ADN cha con. 

Trẻ vẫn làm được giấy khai sinh bình thường, tuy nhiên sẽ chỉ có tên Mẹ trên giấy khai sinh mà không có tên Cha.

Kết luận

Trong trường hợp người cha đã mất, rời khỏi nơi cư trú, mất tích,… và không thể thực hiện xét nghiệm ADN cha con để làm khai sinh cho trẻ, việc dùng bản xét nghiệm ADN giữa đứa trẻ và họ hàng bên nội của trẻ để thay thế sẽ phụ thuộc vào quyết định của cán bộ tư pháp – hộ tịch tại địa phương. 

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ, mọi thông tin của quý khách đều được bảo mật

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ