Thai nhi có thể xét nghiệm ADN được không? Thai nhi hoàn toàn có thể xét nghiệm ADN được và xét nghiệm ADN thai nhi là xét nghiệm được thực hiện để xác định quan hệ huyết thống giữa thai nhi trong bụng với người cha giả định.
Vậy cơ sở khoa học của xét nghiệm ADN thai nhi là gì? Nên thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi theo phương pháp nào để đảm bảo an toàn? Tham khảo bài viết NOVAGEN chia sẻ sau đây để được giải đáp chi tiết!
Nội dung:
1. Thai nhi có thể xét nghiệm ADN được không? Cơ sở khoa học của xét nghiệm ADN thai nhi
Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống giữa thai nhi trong bụng với người cha giả định hoàn toàn có thể thực hiện được mà không cần phải chờ đến khi con sinh ra.
Xét nghiệm này được thực hiện dựa trên cơ sở khoa học sau:
- Bộ gen người là bộ hoàn chỉnh các trình tự axit nucleic được mã hóa dưới dạng ADN bên trong 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính.
- Các gen trên ADN trong cặp nhiễm sắc thể sẽ quy định các tính trạng khác nhau của cơ thể và được di truyền qua nhiều thế hệ. Trong đó, con cái luôn được thừa hưởng các đặc tính di truyền thông qua 23 nhiễm sắc thể nhận từ bố (tinh trùng) và 23 nhiễm sắc thể nhận từ mẹ (trứng).
- Thai nhi ngay khi còn ở trong bụng mẹ đã có khả năng trao đổi chất, phát triển và sẽ thải ra các đoạn ADN từ cơ thể ra bên ngoài (nước ối, máu tĩnh mạch người mẹ, nhau thai,…).
2. Nên thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi nào? Tổng hợp các loại xét nghiệm ADN thai nhi
Trong quá trình mang thai, thai phụ có thể tiến hành thực hiện một trong ba phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi sau để xác định mối quan hệ huyết thống giữa thai nhi trong bụng và người cha giả định. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng và cần lưu ý, tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn. Cụ thể:
2.1. Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi chọc ối
Nước ối là chất dịch lỏng giàu chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh thai nhi khi nằm trong tử cung của người mẹ và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai, có khả năng tái tạo – trao đổi chất và có nguồn gốc từ thai nhi, màng ối, máu mẹ.
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ thì da của thai nhi đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo nước ối và tới tuần thứ 15 của thai kỳ thì sự thái hấp thụ nước ối sẽ được bắt đầu thông qua hệ tiêu hóa, dây rốn, da, màng ối của thai nhi. Trong quá trình trao đổi này thì các tế bào của thai nhi sẽ được trộn lẫn vào trong dịch nước ối và khi các tế bào của thai nhi chết đi thì sẽ phân rã, thải các đoạn ADN vào trong nước ối. Chính vì vậy, nước ối có chứa ADN của thai nhi và có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi thông qua phương pháp chọc ối.
Xét nghiệm ADN thai nhi chọc ối là phương pháp xâm lấn, được tiến hành thu mẫu ở tuần thứ 15 đến tuần thứ 22 của thai kỳ. Khi thu mẫu, các bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim chuyên dụng kết hợp với siêu âm thai để chọc qua thành bụng của thai phụ và thu về khoảng từ 15ml đến 30ml dịch ối. Vì là phương pháp xâm lấn nên có nguy cơ xảy ra những vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và người mẹ mang thai như nhiễm trùng ối, sảy thai, chấn thương thai nhi,…. Do đó, cần phải trọng trong việc chỉ định chọc ối đối với các thai phụ và quá trình thu mẫu cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn cao.
2.2. Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi sinh thiết gai nhau
Tương tự như phương pháp chọc ối, phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi sinh thiết gai nhau cũng là phương pháp xét nghiệm xâm lấn được thực hiện từ tuần thai thứ 12 đến 14 của thai kỳ.
Loại mẫu xét nghiệm được sử dụng là mẫu được lấy từ mô bánh nhau trong cổ tử cung của thai phụ. Để thu thập mẫu xét nghiệm ADN này thì các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê đặc biệt để giảm đau cho thai phụ rồi sử dụng một loại ống chuyên dụng, thông qua đường âm đạo để lấy mẫu.
Và vì là phương pháp xâm lấn nên cũng sẽ có khả năng xảy ra các nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người mẹ mang thai và thai nhi như nhiễm trùng ối, sảy thai, chấn thương thai nhi,….
2.3. Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay sau ngày thứ 20 của quá trình thụ tinh thì ADN tự do của thai nhi đã được hòa lẫn trong máu của người mẹ mang thai và khi thai được 7 tuần tuổi thì các đoạn ADN tự do này có thể sẽ chiếm khoảng 10% trong máu của người mẹ mang thai. Tức là, nồng độ ADN tự do của thai nhi trong máu của người mẹ mang thai ở tuần thứ 7 trở đi đã đạt tiêu chuẩn để có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi.
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là phương pháp xét nghiệm không tác động đến môi trường an toàn của thai nhi, chỉ lấy 7 – 10ml máu tĩnh mạch của người mẹ mang thai ở tuần thứ 7 trở đi để làm mẫu xét nghiệm.
Loại xét nghiệm này có ưu điểm là không gây bất kỳ rủi ro nào cho người mẹ mang thai, thai nhi trong bụng và được thực hiện sớm thay vì phải đợi đến 12 tuần, 15 tuần như phương pháp xâm lấn. Tuy nhiên, vì quá trình tách chiết ADN tự do của thai nhi trong máu phụ nữ mang thai có phần phức tạp hơn nên chi phí thực hiện xét nghiệm không xâm lấn sẽ cao hơn so với xét nghiệm xâm lấn.
Xem thêm:
- Quy Trình Xét Nghiệm ADN Thai Nhi Tại NOVAGEN
- Xét Nghiệm ADN Thai Nhi Bao Nhiêu Tiền? Bao Lâu Có Kết Quả?
Kết luận: Thai nhi hoàn toàn có thể xét nghiệm ADN với người cha giả định để đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống được. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp tuần tuổi thai, nhu cầu mong muốn, khả năng tài chính mà một trong ba phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi nêu trên sẽ được thực hiện. Do đó, mẹ bầu cần phải tìm hiểu thật kỹ, lựa chọn đơn vị xét nghiệm ADN uy tín cũng như nghe tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn để đưa ra quyết định chính xác, an toàn nhất!