Hỏi đáp sàng lọc trước sinh NIPT

 

 

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi thực hiện sàng lọc trước sinh?

“Cần lưu ý gì khi thực hiện sàng lọc trước sinh?” là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm và muốn được giải đáp một cách chi tiết, cụ thể.
Để các xét nghiệm, phương pháp thăm khám sàng lọc trước sinh đạt được hiệu quả và có độ chính xác cao thì mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ lưỡng, thực hiện đúng thời điểm cũng như có sự chuẩn bị chu đáo nhất. Tham khảo bài viết NOVAGEN chia sẻ sau đây để được giải đáp một cách cụ thể!

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi thực hiện sàng lọc trước sinh?
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi thực hiện sàng lọc trước sinh?

1. Sàng lọc trước sinh là gì? Các loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến

Sàng lọc trước sinh là tập hợp các phương pháp siêu âm, xét nghiệm được thực hiện để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi, giúp phát hiện sớm nguy cơ thai nhi gặp các vấn đề về sức khỏe, bất thường nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh. Từ đó, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán cụ thể, tham vấn cho mẹ bầu và gia đình lựa chọn phương pháp điều trị, xử trí kịp thời, thích hợp.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể được thực hiện trong cả tam cá nguyệt đầu tiên và thứ hai của thai kỳ. Sau đây là một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến và thời gian thực hiện thích hợp:

1.1. Double Test

Đây là loại xét nghiệm được thực hiện khá sớm, ngay trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ và thời điểm thực hiện phù hợp nhất là từ tuần thai thứ 11 đến tuần thai thứ 13. Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi thông qua việc định lượng nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A trong máu của mẹ bầu.

Tuy nhiên, Double Test không thể phát hiện được tất cả các loại dị tật mà thai nhi mắc phải (chỉ có thể sàng lọc được Down, Patau, Edwards) và thường được kết hợp cùng với phương pháp siêu âm đo độ mờ da gáy để nâng cao độ chính xác.

1.2. Triple Test

Xét nghiệm này có nhiều nét tương đồng so với Double Test và được thực hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ (từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 18) bằng cách lấy máu máu tĩnh mạch của mẹ bầu để định lượng nồng độ của 3 chỉ số AFP, estriol và hCG. Từ đó, có thể đưa ra kết luận xem thai nhi có hay không có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn di truyền (Down, Edward và dị tật ống thần kinh). Và giống như xét nghiệm Double Test, Triple Test có độ chính xác ở mức tương đối (chỉ khoảng 80-85%).

1.3. NIPT

Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn giúp phát hiện sớm hầu hết các hội chứng di truyền gây ra do bất thường số lượng và cấu trúc của các nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Xét nghiệm này có độ chính xác cao (trên 99%) và được thực hiện từ tuần thứ 9 của thai kỳ thông qua việc tách chiết, phân tích các ADN tự do của thai nhi có trong mẫu máu tĩnh mạch cánh tay của mẹ bầu.

Tỷ lệ phát hiện nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh sẽ khác nhau tùy theo từng loại xét nghiệm sàng lọc được thực hiện. Kết quả sàng lọc thường có trong vòng một tuần và nếu nhận được kết quả dương tính thì mẹ bầu sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như sinh thiết gai nhau (CVS), chọc ối để đưa ra kết luận chính xác.

2. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi thực hiện sàng lọc trước sinh? Một số lưu ý quan trọng

Để các xét nghiệm, phương pháp thăm khám sàng lọc trước sinh đạt được hiệu quả và có độ chính xác cao thì mẹ bầu cần nắm được một số lưu ý quan trọng sau:

  • Tìm hiểu và bổ sung đầy đủ kiến ​​thức về sàng lọc trước sinh để có thể lựa chọn được phương pháp thăm khám, xét nghiệm sàng lọc phù hợp.
  • Nên thực hiện sàng lọc càng sớm càng tốt để có thể đưa ra các biện pháp chẩn đoán nếu nhận được kết quả dương tính và đưa ra được các biện pháp xử trí, chữa trị kịp thời với những trường hợp thai nhi mắc phải dị tật bẩm sinh.
  • Mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ các thông tin về tiền sử bệnh lý của gia đình, của bản thân cũng như các kết quả xét nghiệm đã thực hiện trước đó để được tư vấn cụ thể.
  • Mẹ bầu ăn uống đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái để quá trình xét nghiệm được diễn ra thuận lợi và để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu, thai nhi không bị ảnh hưởng bởi việc làm xét nghiệm.
  • Lựa chọn thực hiện xét nghiệm ở những đơn vị, cơ sở uy tín cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao để đảm bảo an toàn, đảm bảo kết quả trả ra đạt độ chính xác cao.

>>> Xem thêm: Kết Quả Sàng Lọc Trước Sinh Bất Thường, Mẹ Bầu Nên Làm Gì?

3. Kết luận

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi thực hiện sàng lọc trước sinh cùng một số thông tin chi tiết về sàng lọc trước sinh mà NOVAGEN muốn chia sẻ cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu có thể lựa chọn được phương pháp sàng lọc trước sinh phù hợp để thực hiện và nếu còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay đến số hotline của NOVAGEN để được giải đáp một cách chi tiết, cụ thể!

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ