Nếu xét nghiệm ADN cha với con cho ra kết quả không có quan hệ huyết thống thì không thể lấy mẫu của ông hoặc bà nội để kiểm tra lại cho cháu được. Lý do là bởi:
- Vì người cha có quan hệ huyết thống với cha mẹ của mình, trong trường hợp này là cha mẹ của mình nên nếu kết quả xét nghiệm ADN cha con cho ra kết quả không có quan hệ huyết thống thì kết quả xét nghiệm ông nội/bà nội – cháu cũng cho ra kết quả không có quan hệ huyết thống.
- Tuy nhiên, nếu trong trường hợp này mà kết quả xét nghiệm ADN ông nội – cháu trai cho ra kết quả có cùng quan hệ huyết thống thì không ngoại trừ trường hợp ông nội là người cha sinh học của cháu, tức là có quan hệ bất chính với mẹ đứa trẻ.
1. Xét nghiệm ADN cha với con được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Xét nghiệm ADN cha – con là phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống cha – con có độ chính xác cao lên tới 99,999999%, được thực hiện thông qua việc phân tích, so sánh, đối các locus gen di truyền của bố cho con.
ADN là phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển, sinh sản) ở người và hầu hết các tế bào trong cơ thể người đều có cùng một kiểu ADN. ADN của mỗi người là duy nhất, không thay đổi theo thời gian và con cái sẽ thừa hưởng 50% ADN từ mẹ, 50% từ cha. Chính vì vậy, xét nghiệm ADN cha – con sẽ được thực hiện thông qua việc so sánh các vị trí gen (locus) trên các nhiễm sắc thể của cha và con để tìm sự trùng khớp.
Nếu người cha thực sự là cha sinh học của đứa trẻ, các vị trí gen này sẽ trùng khớp hoàn toàn. Ngược lại, nếu không có sự trùng khớp từ 3 locus gen trở lên thì xét nghiệm sẽ cho kết quả không có quan hệ huyết thống.
2. Tại sao xét nghiệm ADN cha – con có thể không trùng khớp?
Có một số lý do khiến xét nghiệm ADN giữa cha và con có thể không trùng khớp, bao gồm:
- Người cha không phải cha sinh học: Đây là lý do phổ biến nhất khiến kết quả xét nghiệm cha – con cho thấy không có mối quan hệ huyết thống. Người cha không phải là người đã truyền ADN cho đứa trẻ.
- Sai sót trong quá trình thu mẫu hoặc phân tích: Mặc dù hiếm gặp, nhưng sai sót kỹ thuật trong quá trình thu mẫu, lưu trữ hoặc phân tích có thể dẫn đến kết quả sai lệch. Để tránh điều này, cần thực hiện xét nghiệm tại các trung tâm uy tín, nơi quy trình được quản lý chặt chẽ.
- Đột biến gen: Một lý do ít gặp khác có thể là do đột biến gen. Trong một số trường hợp rất hiếm, đột biến gen có thể gây ra sự khác biệt nhỏ trong kết quả xét nghiệm ADN, mặc dù người cha thực sự có mối quan hệ huyết thống với đứa trẻ.
>>> Xem thêm: Có khi nào xét nghiệm ADN cha con sai hoặc nhầm không?
3. Tại sao không thể lấy mẫu của ông nội/bà nội để kiểm tra lại khi kết quả xét nghiệm ADN cha – con không trùng khớp?
Khi một người cha không có mối quan hệ huyết thống với con của mình, điều đó đồng nghĩa với việc ông bà nội (cha mẹ của người cha) cũng sẽ không có quan hệ huyết thống với cháu. Xét nghiệm ADN dựa trên việc so sánh các locus gen (vị trí gen trên nhiễm sắc thể) giữa hai người để xác định sự trùng khớp di truyền. Nếu người cha không truyền ADN của mình cho con, thì không có cách nào ADN của ông bà nội lại có thể di truyền cho cháu được.
Trong trường hợp này, kết quả xét nghiệm ADN ông nội – cháu trai hoặc xét nghiệm ADN bà nội – cháu gái chắc chắn cũng sẽ cho ra kết quả không có mối quan hệ huyết thống.
>>> Xem thêm: Có xét nghiệm ADN ông nội với cháu trai, cháu gái được không?
Tóm lại, nếu xét nghiệm ADN cha – con không cho ra kết quả có quan hệ huyết thống, việc sử dụng mẫu của ông hoặc bà nội để kiểm tra lại không có khả năng thay đổi kết quả. ADN của cha, nếu không trùng khớp với con, đồng nghĩa rằng ông bà nội cũng không có mối quan hệ huyết thống với đứa trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt và nhạy cảm, xét nghiệm ADN giữa ông nội và cháu trai có thể cho ra kết quả khớp nếu ông nội là cha sinh học thực sự.