“Xét nghiệm ADN thai nhi sớm nhất là khi nào? Mang bầu 7 tuần đã có thể xét nghiệm được chưa?” là câu hỏi được khá nhiều mẹ bầu quan tâm và muốn được giải đáp một cách cụ thể.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì hiện nay, mẹ bầu đang mang thai hoàn toàn có thể kiểm tra ADN của thai nhi với người cha giả định để đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống mà không phải đợi đến khi sinh ra. Và tùy vào phương pháp xét nghiệm lựa chọn mà xét nghiệm ADN thai nhi được có thể được thực hiện sớm nhất là khi thai từ 7 tuần tuổi trở đi.
Nội dung:
1. Có thể xét nghiệm ADN thai nhi khi mang bầu 7 tuần không? Thời gian xét nghiệm ADN thai nhi sớm nhất
Theo các chuyên gia thì khi thai từ 7 tuần tuổi trở đi hoặc khi thai đã có tim thai thì hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn được.
Xét nghiệm ADN thai nhi ở tuần thai thứ 7 cho kết quả chính xác cao, lên tới 99,999999% và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả thai nhi trong bụng lẫn thai phụ nếu được thực hiện theo phương pháp không xâm lấn, tức là không xâm nhập vào môi trường sống của thai nhi để thu mẫu xét nghiệm ADN. Mẫu sinh phẩm được thu khi thực hiện theo phương pháp này sẽ là 7 – 10ml mẫu máu tĩnh mạch của thai phụ.
Vậy tại sao dùng mẫu máu tĩnh mạch của thai phụ có thể xét nghiệm ADN thai nhi được? Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay sau ngày thứ 20 của quá trình thụ tinh thì ADN tự do của thai nhi đã được hòa lẫn trong máu của người mẹ mang thai và khi thai được 7 tuần tuổi thì các đoạn ADN tự do này có thể sẽ chiếm khoảng 10% trong máu của người mẹ mang thai.
Mẫu máu tĩnh mạch của thai phụ sau khi được thu thập theo đúng quy trình sẽ được chuyển vào phòng lab để tiến hành tách chiết ADN tự do của thai nhi, phân tích và đối chiếu với mẫu ADN của người cha giả định để đưa ra kết luận về mới quan hệ huyết thống.
2. Mang bầu 7 tuần có nên xét nghiệm ADN thai nhi theo phương pháp xâm lấn không?
Chọc ối và sinh thiết gai nhau là phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn. Đây là phương pháp xét nghiệm không được khuyến cáo thực hiện khi thai nhi 7 tuần tuổi vì có thể sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi trong bụng cũng như thai phụ. Cụ thể như:
2.1. Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn bằng cách chọc ối
Đây là phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi sử dụng dịch ối để làm mẫu sinh phẩm. Khi thu mẫu, các bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim chuyên dụng kết hợp với siêu âm thai để chọc qua thành bụng của thai phụ và thu về khoảng từ 15ml đến 30ml dịch ối.
Tuy nhiên, đây là phương pháp được khuyến cáo thực hiện ở tuần thai thứ 15 đến 22. Việc chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi ở tuần thai thứ 7, khi thai còn quá nhỏ sẽ gây nguy hiểm cho cả thai nhi lẫn thai phụ.
2.2. Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn bằng cách sinh thiết gai nhau
Sinh thiết gai nhau là phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn bằng cách sử dụng mẫu xét nghiệm được lấy từ mô bánh nhau trong cổ tử cung của thai phụ. Để thu thập mẫu xét nghiệm ADN này thì các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê đặc biệt để giảm đau cho thai phụ rồi sử dụng một loại ống chuyên dụng, thông qua đường âm đạo để lấy mẫu.
Đây là phương pháp được khuyến cáo thực hiện khi thai đã phát triển ổn định, ít nhất là từ tuần thứ 12 trở đi của thai kỳ và không được khuyến cáo thực hiện ở tuần thai thứ 7.
Lưu ý: Hai phương pháp chọc ối, sinh thiết gai nhau để xét nghiệm ADN thai nhi trên thực tế tiềm ẩn những rủi ro nhất định, có thể kể đến như rò rỉ ối, nhiễm trùng ối, sảy thai, chấn thương thai nhi,…. Do đó, các bác sĩ sẽ rất cẩn trọng trong việc chỉ định chọc ối, sinh thiết gai nhau đối với các thai phụ và quá trình thu mẫu cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn cao.
Xem thêm:
- Thai nhi có thể xét nghiệm ADN được không?
- Kết quả xét nghiệm ADN thai nhi có dùng để khai sinh cho con được không?
Kết luận: Xét nghiệm ADN thai nhi được thực hiện sớm nhất là từ tuần thai thứ 7 trở đi bằng phương pháp không xâm lấn (lấy 7-10ml mẫu máu tĩnh mạch của thai phụ). Khi đó, nồng độ ADN tự do của thai nhi trong máu người mẹ mang thai mới đạt tiêu chuẩn để có thể tiến hành xét nghiệm, hạn chế tối đa tình trạng sai lệch kết quả, âm tính giả hoặc dương tính giả.