Xét nghiệm ADN thai nhi có được đảm bảo kết quả không? Hiện nay, các phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi đều đảm bảo độ chính xác 99,99%. Trong đó, xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là phương pháp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé hơn cả. Còn xét nghiệm ADN thai nhi chọc ối có tác động trực tiếp vào tử cung do đó tiềm ẩn rủi ro nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi.
Nội dung:
Xét nghiệm ADN thai nhi có được đảm bảo kết quả không?
Kết quả xét nghiệm ADN thai nhi hiện nay đảm bảo độ chính xác là 99,99%.
Nguyên lý của xét nghiệm ADN thai nhi đó là: Trong máu của người mẹ mang thai từ tuần thứ 7 và nước ối của người mẹ mang thai từ tuần thứ 15 sẽ xuất hiện một lượng nhất định các ADN tự do (cff-ADN) của thai nhi. Các chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ lấy máu hoặc nước ối của sản phụ, sau đó lọc tách lấy những ADN tự do này và tổng hợp chúng thành các đoạn ADN của thai nhi.
Sau đó so sánh ADN thai nhi với ADN của người đàn ông nghi ngờ là cha. Nếu hai mẫu ADN có sự trùng khớp thì kết luận thai nhi và người đàn ông có quan hệ huyết thống cha con; ngược lại nếu không trùng khớp thì người đàn ông không phải cha ruột của thai nhi.
Như vậy, xét nghiệm ADN thai nhi là phương pháp khoa học nhằm xác định chính xác xem thai nhi và người đàn ông nghi ngờ là cha có quan hệ huyết thống hay không, với độ chính xác là 99,99%.
Xét nghiệm ADN thai nhi có được đảm bảo an toàn cho mẹ và bé hay không?
Có 2 phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi, bao gồm xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn (sử dụng máu tĩnh mạch cánh tay của mẹ) và xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn (chọc ối).
Trong đó xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là phương pháp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, còn xét nghiệm ADN chọc ối có tác động trực tiếp tới tử cung nên có tiềm ẩn nguy cơ gây nên biến chứng xấu cho thai nhi và người mẹ.
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có đảm bảo an toàn không?
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn sử dụng mẫu máu tĩnh mạch cánh tay của mẹ, hoàn toàn không tác động tới vùng tử cung và thai nhi, do đó đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
- Với người mẹ: Lượng máu tĩnh mạch cánh tay được rút để làm xét nghiệm chỉ từ 7-10ml – là một lượng máu rất nhỏ, tương tự như những xét nghiệm máu thông thường, do đó hoàn toàn không gây thiếu máu đột ngột, làm ảnh hưởng tới cơ thể.
- Với thai nhi: Việc lấy máu tĩnh mạch cánh tay người mẹ hoàn toàn không tác động tới vùng tử cung cũng như thai nhi, do đó đây được gọi là phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn.
Giải đáp Thắc mắc về việc lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi (ADN cha con trước sinh)
Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn (chọc ối) có đảm bảo an toàn không?
Khi lấy mẫu nước ối để thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện siêu âm và đặt một mũi kim chuyên dụng đi xuyên qua tử cung người mẹ tại vị trí thích hợp, sau đó rút lấy từ 15-20ml nước ối.
Như vậy, thủ thuật chọc ối có tác động tới vùng tử cung của người mẹ và có khả năng làm ảnh hưởng tới thai nhi. Cụ thể:
- Rò rỉ ối: Theo ghi nhận sẽ có khoảng 1-2% thai phụ sau chọc ối gặp phải hiện tượng chảy máu hoặc rò rỉ nước ối, ngoài ra sẽ cảm thấy nhói hoặc tức nhẹ ở vùng chọc ối.
- Nhiễm trùng ối: Thường bắt đầu từ vết ối rò rỉ, hoặc do dụng cụ chọc ối không đảm bảo dẫn tới sau chọc ối bị nhiễm trùng. Nếu sản phụ thấy sốt, đau ổ bụng dữ dội, ra dịch âm đạo hoặc máu,… thì cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra.
- Tổn thương hoặc sảy thai sau chọc ối, thai lưu vỡ ối: Trong trường hợp bị rò rỉ ối, nhiễm trùng ối nhưng không kịp thời can thiệp thì hoàn toàn có thể dẫn tới tổn thương nặng và dẫn tới sảy thai.
Tuy nhiên, với các bác sĩ chuyên khoa vững chuyên môn, có kỹ thuật tốt, việc chọc ối không gây ảnh hưởng đáng kể tới thai nhi và sản phụ. Trên thực tế, nếu thực hiện chọc ối đúng kỹ thuật, hầu hết sản phụ sẽ không thấy đau đớn kéo dài và cũng không cần dùng đến thuốc giảm đau. Những cơn đau ê ẩm vùng bụng dưới sẽ giảm nhanh chóng trong vòng 30 phút cho tới 2 tiếng đồng hồ sau chọc ối, và đây là trạng thái hoàn toàn bình thường, sản phụ không cần quá lo lắng.
Sản phụ sau khi chọc ối cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng trong vòng 1-2 ngày, tránh làm việc nặng và thực hiện quan hệ vợ chồng. Chú ý sản phụ cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân, nếu thấy đau bụng kéo dài, sốt cao,… thì đây là dấu hiệu cho thấy buồng ối đã có thể bị tổn thương hoặc nhiễm trùng và cần tới bệnh viện ngay lập tức.
Giải đáp thắc mắc: Lấy nước ối xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn có an toàn không?
Kết luận
Hiện nay có 2 phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi đó là xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn sử dụng máu tĩnh mạch cánh tay người mẹ, và xét nghiệm ADN thai nhi chọc ối. Cả 2 phương pháp này đều có độ chính xác 99,99%. Trong đó, xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn được thực hiện ngay từ tuần thai thứ 7 và đảm bảo an toàn cho mẹ và bé hơn cả. Còn với xét nghiệm ADN thai nhi chọc ối, sản phụ phải chờ đến tuần thai thứ 15, hơn nữa việc chọc ối có tác động trực tiếp vào tử cung do đó phương pháp này tiềm ẩn rủi ro nguy hiểm cho cả mẹ và bé.