Xét nghiệm ADN thai nhi

 

 

Thai mấy tuần thì xét nghiệm ADN thai nhi được?

“Thai mấy tuần thì xét nghiệm ADN thai nhi được?” là thắc mắc mà rất nhiều phụ nữ đang mang thai muốn được giải đáp một cách chi tiết.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì phụ nữ đang mang thai hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi để đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống với người cha giả định mà không phải đợi đến khi em bé sinh ra. Tuy nhiên, làm thế nào để có được xét quả chính xác mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi lẫn thai phụ? Tham khảo bài viết NOVAGEN chia sẻ sau đây để cập nhật thêm được nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Thai mấy tuần thì xét nghiệm ADN thai nhi được?
Thai mấy tuần thì xét nghiệm ADN thai nhi được?

1. Tại sao mang thai có thể xét nghiệm ADN được?

Theo các chuyên gia cho biết thì khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm ADN để so sánh, đối chiếu mẫu ADN của thai nhi với mẫu ADN của người cha giả định và đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống được.

Lý do là bởi vì trong quá trình trao đổi chất và phát triển thì thai nhi trong bụng sẽ thải các đoạn ADN từ bên trong cơ thể ra ngoài. Lúc này, có thể tiến hành thu thập một số mẫu như mẫu nước ối, mẫu máu tĩnh mạch, mẫu gai nhau theo các phương pháp khác nhau để tiến hành xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống.

2. Thai mấy tuần thì xét nghiệm ADN thai nhi được?

Phụ nữ mang thai có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi xác định quan hệ huyết thống ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ với phương pháp không xâm lấn. Ngay sau ngày thứ 20 của quá trình thụ tinh thì ADN tự do của thai nhi đã được hòa lẫn trong máu của người mẹ mang thai nhưng khi thai được 7 tuần tuổi thì nồng độ ADN tự do của thai nhi trong máu người mẹ mới đủ để tiến hành xét nghiệm ADN, hạn chế tối đa tình trạng kết quả bị sai lệch.

Đối với các phương pháp xâm lấn thì mẹ bầu nên thực hiện muộn hơn, khi thai nhi đã phát triển ổn định. Cụ thể:

  • Đối với phương pháp sinh thiết gai nhau thì mẹ bầu nên tiến hành khi thai ở tuần thứ 12 đến tuần thứ 14.
  • Đối với phương pháp chọc ối, phụ nữ mang thai nên tiến hành thực hiện ở tuần thứ 15 đến tuần thứ 22 của thai kỳ.

3. Nên thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi theo phương pháp nào? Tổng hợp các phương pháp

Tùy vào tuần tuổi của thai nhi, cùng với thể trạng của mẹ bầu mà có thể thực hiện các phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi gồm: Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn, xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn (chọc ối và sinh thiết gai nhau).

Mỗi phương pháp đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng như sau:

3.1. Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn

Ưu điểm:

  • Chính xác: Độ chính xác của phương pháp chọc ối trong việc xác định quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha giả định là rất cao.
  • Giá thành: Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn có giá thành hợp lý, thấp hơn nhiều so với xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn.

Nhược điểm:

  • Phải đợi thai phát triển ổn định, từ tuần thứ 12 của thai kỳ (sinh thiết gai nhau) và tuần thứ 15 của thai kỳ (chọc ối) mới có thể thực hiện được. Không chỉ vậy, phương pháp này còn tiềm ẩn một số rủi ro đối với thai nhi và người mẹ đang mang thai.
  • Chỉ định chọc ối thường được dùng để xét nghiệm ADN thai nhi khi các xét nghiệm sàng lọc (Double Test, Triple Test hay NIPT) phát hiện nguy cơ cao về bất thường nhiễm sắc thể.

3.2. Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn

Ưu điểm:

  • Chính xác: Ngoại trừ các tác nhân gây đột biến như UV, phóng xạ, hóa chất độc hại,… thì ADN mỗi người là duy nhất và không thay đổi theo thời gian. Do đó, độ chính xác của xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có thể lên đến 99,999999% nếu được thực hiện từ tuần thứ 7 của thai kỳ trở đi, khi nồng độ ADN tự do của thai nhi trong máu người mẹ đã đạt mức tiêu chuẩn.
  • Thực hiện sớm: Có thể thực hiện ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ mà không phải đợi đến tuần thứ 12 (sinh thiết gai nhau) hoặc tuần thứ 15 (chọc ối).
  • An toàn: Cực kỳ an toàn vì chỉ lấy 7 – 10ml máu tĩnh mạch của người mẹ mang thai mà không tác động đến môi trường an toàn của thai nhi (nước ối, nhau thai).

Nhược điểm:

  • Giá thành: Vì quá trình tách chiết ADN tự do của thai nhi trong máu phụ nữ mang thai có phần phức tạp hơn nên chi phí thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn sẽ cao hơn một chút. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp được khuyến nghị thực hiện vì an toàn cho cả mẹ mang thai lẫn thai nhi trong bụng.

Xem thêm: 

Kết luận: Thai từ 7 tuần trở đi là có thể xét nghiệm ADN thai nhi theo phương pháp không xâm lấn được. Đối với các phương pháp xâm lấn thì mẹ bầu nên thực hiện muộn hơn, khi thai nhi đã phát triển ổn định (từ tuần thứ 12 của thai kỳ với phương pháp sinh thiết gai nhau và từ tuần thứ 15 của thai kỳ với phương pháp chọc ối. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện xét nghiệm thì mẹ bầu lựa chọn đơn vị xét nghiệm ADN uy tín và cần được thăm khám bác sĩ để nắm được rõ những nguy cơ tiềm ẩn xảy ra trong – sau khi xét nghiệm.

Bài viết xem nhiều

NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ