Sau khi chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi bị đau bụng, sản phụ và gia đình cần theo dõi sát sao. Nếu như cơn đau giảm dần trong vòng từ 30 phút cho tới 2 tiếng sau khi chọc ối thì điều này là bình thường. Tuy nhiên nếu sau khi chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi bị đau bụng dữ dội và tăng dần sau khi thực hiện thủ thuật thì cần tới bệnh viện ngay để kịp thời can thiệp, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm tới mẹ và bé.
Nội dung:
Chọc ối là gì? Sau khi chọc ối bị đau bụng có bình thường không?
Chọc ối là thủ thuật xâm lấn, tức là có tác động trực tiếp tới buồng ối, tử cung và thai nhi. Sản phụ sau chọc ối có thể xuất hiện những cơn đau bụng ê ẩm song sẽ giảm dần và hết trong vòng 30 phút cho tới 2 tiếng và đây là trạng thái hoàn toàn bình thường. Nếu cơn đau bụng kéo dài, sốt cao, ra máu hoặc dịch âm đạo bất thường thì đây là dấu hiệu cho thấy có khả năng bị rò rỉ ối hoặc nhiễm trùng ối.
Chọc ối là một thủ thuật sản khoa trong đó bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng để đâm xuyên vào buồng ối của sản phụ và rút lên 15-30ml nước ối. Mẫu nước ối này được dùng để thực hiện các xét nghiệm liên quan đến dị tật bẩm sinh do bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi, xét nghiệm ADN thai nhi để xác định người cha ruột cho thai,…
Chọc ối được thực hiện khi thai đủ từ 15-22 tuần. Nếu thai quá nhỏ, mẫu nước ối sẽ có nguy cơ không lên kết quả xét nghiệm. Nếu thai quá lớn trên 22 tuần, việc chọc ối làm tăng đáng kể nguy cơ gây nên những biến chứng nguy hiểm tới mẹ và bé.
Khi thực hiện thủ thuật chọc ối, bác sĩ sẽ siêu âm để quan sát trạng thái bên trong buồng ối, vị trí của thai nhi, của dây rốn và bánh nhau, từ đó xác định được vị trí đặt kim an toàn. với các bác sĩ giàu kinh nghiệm và thực hiện chọc ối đúng kỹ thuật, hầu như sản phụ sẽ không thấy đau khi chọc ối, cũng như không cần dùng thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, chọc ối cũng có thể gây nên nhiều biến chứng. Bởi đây là một thủ thuật sản khoa xâm lấn, sử dụng dụng cụ tác động tới buồng ối và có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi, tới dây rốn, tới các mạch máu lớn ở bánh nhau.
Đôi khi một thao tác sai sót nhỏ trong khi đặt kim, chọc kim và rút ối, hay hình ảnh trên siêu âm không rõ ràng làm sai lệch tới thao tác của bác sĩ cũng có thể gây: rò rỉ ối, nhiễm trùng ối, rách mạch máu dẫn tới chảy máu âm đạo bất thường, đau nhức dữ dội vùng bụng dưới, thậm chí dẫn tới nguy cơ sảy thai.
Như vậy, nếu sau khi chọc ối, sản phụ thấy hơi ê ẩm, đau nhức vùng bụng, cảm giác đau giảm dần và hết trong vòng 30 phút – 2 tiếng thì không cần quá lo lắng. Còn nếu cơn đau bụng tăng dần kèm sốt cao, chảy máu hoặc dịch âm đạo bất thường thì đây là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy tử cung và thai nhi có khả năng đã bị tổn thương.
Tham khảo: Chọc ối có nguy hiểm không?
Sau khi chọc ối xét nghiệm ADN bị đau bụng cần làm gì?
Sau khi chọc ối, nếu cơn đau bụng kéo dài và có dấu hiệu tăng mức độ đau, sản phụ cần phải tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa xử lý kịp thời. Trong trường hợp cơn đau bụng chỉ ở mức độ ê ẩm và giảm dần trong vòng 30 phút – 2 giờ đồng hồ sau khi chọc ối, cần tiếp tục nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và theo dõi tình trạng sức khỏe sau chọc ối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Hướng dẫn chăm sóc sản phụ sau chọc ối:
- Sau khi chọc ối từ 30 phút tới 2 tiếng đồng hồ: Nằm nghỉ ngơi tại bệnh viện hoặc phòng khám để buồng ối và thai nhi ổn định sau thủ thuật, cũng như theo dõi tình hình sức khỏe của sản phụ.
- 1-2 ngày sau khi chọc ối: Thời điểm này tử cung mẹ vẫn chưa hoàn toàn ổn định, do đó cần tránh hoạt động nặng, phải gập hay cúi người nhiều. Tránh quan hệ vợ chồng sau khi chọc ối. Sau 2 ngày, sản phụ có thể tiếp tục sinh hoạt như bình thường.
- Trong vòng 1 tuần sau khi chọc ối: Nếu xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào bao gồm: các cơn đau tăng dần ở vùng bụng dưới, sốt cao, chảy máu hoặc dịch âm đạo bất thường,.. thì cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra.
Xét nghiệm ADN thai nhi an toàn cho mẹ và bé bằng phương pháp không xâm lấn
Xét nghiệm ADN thai nhi bằng chọc ối có tiềm ẩn những nguy cơ nhất định tới sức khỏe và sự an toàn của mẹ, do đó hiện nay các bác sĩ khuyến nghị sản phụ có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn.
Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn an toàn cho cả mẹ và bé, bởi hoàn toàn không tác động tới vùng tử cung mà chỉ lấy máu tĩnh mạch cánh tay mẹ, tương tự các xét nghiệm máu thông thường. Sản phụ không cần tĩnh dưỡng nghỉ ngơi sau khi lấy máu mà có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường, cũng như không có nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan đến tử cung và thai nhi.
Trong giai đoạn thai từ tuần thứ 7 trở đi, các ADN tự do của em bé sẽ xuất hiện trong máu của sản phụ với một lượng đủ lớn để tiến hành phân tích và làm xét nghiệm ADN, đưa ra kết quả có độ chính xác 99.99%.
Với mẫu máu sản phụ thu được, chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ sử dụng hệ thống máy móc chuyên dụng để tách chiết ADN tự do của thai nhi và tiến hành tổng hợp lại, sau đó so sánh với mẫu ADN của người đàn ông nghi ngờ là cha.
- Nếu mẫu ADN của người đàn ông và thai nhi không trùng nhau thì kết luận người đàn ông không phải là cha ruột.
- Nếu mẫu ADN của người đàn ông và thai nhi trùng nhau thì kết luận người đàn ông là cha ruột.
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn được thực hiện như thế nào?
Sản phụ có thể chọn 1 trong 2 hình thức làm xét nghiệm ADN thai nhi như sau:
- Tới trực tiếp trung tâm xét nghiệm ADN và chuyên viên xét nghiệm ADN thực hiện lấy máu.
- Đặt lịch chuyên viên xét nghiệm ADN tới tận nhà thu mẫu máu.
Với mẫu ADN của người đàn ông nghi ngờ là cha: Bạn có thể tự lấy mẫu ADN bí mật tại nhà và đưa cho chuyên viên xét nghiệm ADN, hoặc chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ tiến hành thu mẫu ADN trực tiếp của người đàn ông.
Kết luận
Sau khi chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi bị đau bụng là dấu hiệu cần phải theo dõi sát sao. Nếu như cơn đau bụng dưới giảm dần cường độ trong vòng từ 30 phút cho tới 2 tiếng sau khi chọc ối thì đây là điều hoàn toàn bình thường. Song nếu cơn đau bụng tăng dần, gia đình cần đưa sản phụ tới bệnh viện để tránh những biến chứng nguy hiểm tới mẹ và bé.