Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha giả định hiệu quả, an toàn nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu không thể hoặc không muốn thực hiện loại xét nghiệm này. Vậy nếu không làm xét nghiệm không xâm lấn, có những cách nào khác để kiểm tra huyết thống thai nhi? Tham khảo bài viết NOVAGEN chia sẻ ngay sau đây để được giải đáp một cách chi tiết, cụ thể!
Nội dung:
1. Các cách kiểm tra huyết thống thai nhi ngoài xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Nếu không chọn phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn thì có thể thực hiện những xét nghiệm xâm lấn để kiểm tra huyết thống thai nhi. Tuy nhiên, các phương pháp này đi kèm với nguy cơ xảy ra rủi ro cho cả mẹ bầu và thai nhi vì tác động trực tiếp vào môi trường an toàn của thai nhi. Dưới đây là các phương pháp xét nghiệm xâm lấn phổ biến:
1.1. Kiểm tra huyết thống thai nhi bằng phương pháp chọc ối
Một trong những phương pháp xâm lấn kiểm tra huyết thống thai nhi với người cha giả định là phương pháp chọc ối, tiến hành làm khi khi thai nhi từ 15 tuần tuổi đến 22 tuần tuổi. Sở dĩ, phương pháp này được thực hiện là vì trong quá trình trao đổi chất, các tế bào của thai nhi sẽ trộn lẫn vào trong dịch nước ối và khi các tế bào chết thì sẽ phân rã, thải các đoạn ADN vào trong nước ối.
Để tiến hành thu mẫu, các bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim chuyên dụng kết hợp với siêu âm, chọc qua thành bụng của mẹ bầu và lấy một lượng nhỏ nước ối bao quanh thai nhi để đem đi phân tích ADN, đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống.
1.2. Kiểm tra huyết thống thai nhi bằng phương pháp sinh thiết gai nhau
Sinh thiết gai nhau là một xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn khác, được thực hiện sớm hơn so với chọc ối, từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Mẫu xét nghiệm là mẫu được lấy từ mô bánh nhau trong cổ tử cung của mẹ bầu và khi thu thập, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê đặc biệt để giảm đau rồi dùng ống chuyên dụng để lấy mô qua đường âm đạo).
2. So sánh xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn và xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn
Việc lựa chọn giữa xét nghiệm ADN không xâm lấn và xâm lấn trong thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, tình trạng sức khỏe (mẹ bầu, thai nhi), khả năng tài chính và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Tham khảo so sánh xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn và xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn được chia sẻ dưới đây để có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp. Cụ thể:
2.1. Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Ưu điểm:
- Xét nghiệm ADN không xâm lấn được thực hiện rất sớm, ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ.
- Nếu được thực hiện trong khoảng thời gian khuyến nghị, kết quả xét nghiệm sẽ có độ chính xác rất cao (trên 99,999999%).
- Xét nghiệm không xâm lấn chỉ lấy 7 – 10ml máu tĩnh mạch của mẹ bầu, không tác động đến môi trường an toàn của thai nhi nên tránh được các rủi ro như rò rỉ ối, nhiễm trùng ối, tổn thương thai nhi, sảy thai,…
Nhược điểm: Chi phí xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn cao hơn chi phí xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn nên có thể sẽ không phù hợp với khả năng tài chính của một số nhóm đối tượng.
2.2. Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn
Ưu điểm:
- Chọc ối, sinh thiết gai nhau cung cấp kết quả xét nghiệm ADN thai nhi cực kỳ chính xác (độ chính xác cao trên 99,999999%).
- Có mức chi phí thấp hơn so với xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn nên có thể sẽ phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người.
Nhược điểm:
- Chọc ối, sinh thiết gai nhau có thời gian thực hiện muộn hơn phương pháp không xâm lấn. Sinh thiết gai nhau được thực hiện từ tuần thai thứ 12 đến tuần thai thứ 14 và chọc ối được thực hiện từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 22.
- Chọc ối, sinh thiết gai nhau là phương pháp xâm lấn, quá trình thu mẫu gây đau đớn cho mẹ bầu và có thể mang lại các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, thai nhi như rò rỉ ối, nhiễm trùng ối, tổn thương thai nhi, sảy thai,… Ngoài ra, quá trình thực hiện yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có thể được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
- Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có an toàn cho mẹ bầu không?
- Có cách nào để xét nghiệm ADN thai nhi khi thai lớn không?
3. Kết luận
Xét nghiệm ADN không xâm lấn là phương pháp an toàn và phổ biến nhất để kiểm tra huyết thống thai nhi. Tuy nhiên, nếu không thực hiện xét nghiệm này thì có thể xem xét lựa chọn các phương pháp xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau,… Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe (mẹ bầu – thai nhi), thời gian thực hiện cũng như khả năng tài chính. Bên cạnh đó, xét nghiệm ADN sau sinh cũng là một phương pháp xét nghiệm không xâm lấn an toàn có thể thực hiện, tuy nhiên cần phải chờ đến khi em bé ra đời. Cuối cùng, việc lựa chọn phương pháp nào cần được thảo luận kỹ lưỡng với đơn vị xét nghiệm ADN, bác sĩ chuyên khoa và gia đình để đảm bảo đưa ra quyết định tốt nhất!