Hỏi đáp sàng lọc trước sinh NIPT

 

 

Tiền sản giật là gì? Tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tiền sản giật là gì? Tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng với các tình trạng: cao huyết áp, phù, protein niệu xuất hiện ở phụ nữ mang thai (thường từ tuần 34 trở đi). Tiền sản giật khiến thai nhi chậm tăng trưởng, dễ sinh non, bong nhau thai non, tổn thương các cơ quan trong cơ thể (đặc biệt là não, thận, gan), gây nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi. 

1. Tiền sản giật là gì? Nguyên nhân gây nên tiền sản giật?

Tiền sản giật (Preeclampsia) là tình trạng tăng huyết áp, phù, protein niệu (xuất hiện protein trong nước tiểu hay còn gọi là tiểu đạm) thường xảy ra khi mang thai từ tuần thứ 34 trở đi. Tiền sản giật cũng có thể xuất hiện sớm từ tuần thai thứ 20, hoặc muộn hơn sau sinh (thường trong vòng từ 48 giờ cho tới 4 ngày đầu sau sinh nhưng có thể lên đến 6 tuần).

Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nghiêm trọng dẫn tới chứng sản giật – tức là các cơn co giật toàn thân, co giật cục bộ. co giật co cứng ở sản phụ. Sản giật là một tai biến sản khoa gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Tỷ lệ mắc tiền sản giật là 4,6% – 5% sản phụ và là nguyên nhân trực tiếp gây nên khoảng 17% các ca tử vong ở phụ nữ mang thai. 

a. Dấu hiệu tiền sản giật 

Các biểu hiện gợi ý hoặc nghi ngờ có tiền sản giật bao gồm:

  • Phù tay, chân, mặt hoặc phù toàn thân
  • Tăng cân đột ngột trong 1- 2 ngày do cơ thể tích tụ dịch
  • Đau bụng, đặc biệt là ở phần bụng phía trên bên phải
  • Huyết áp tăng cao đột ngột
  • Đau đầu dữ dội, chóng mặt, khó thở, buồn nôn
  • Tiểu ít hoặc gần như không tiểu. 
  • Thị lực giảm sút: tầm nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, mất thị lực tạm thời.

Tuy nhiên nhiều sản phụ mắc tiền sản giật mà không biểu hiện triệu chứng nào rõ rệt cho đến khi có biến chứng nghiêm trọng xảy ra. 

Do đó, trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, sản phụ nên thực hiện đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu (đặc biệt là đo nồng độ protein trong nước tiểu) để chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật. Bên cạnh đó nên siêu âm và thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu chuyên sâu hơn, nhằm phát hiện sớm các biến chứng của tiền sản giật lên cơ thể của sản phụ và thai nhi.

b. Nguyên nhân gây nên tiền sản giật

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tiền sản giật ở phụ nữ mang thai. Song có một số yếu tố nguy cơ cao xuất hiện tiền sản giật, bao gồm: 

  • Tiểu đường type 1, type 2 hoặc tiểu đường thai kỳ
  • Tăng huyết áp (trước hoặc trong thai kỳ)
  • Rối loạn thận, suy thận 
  • Rối loạn tự miễn dịch (bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp,…)
  • Sản phụ cao tuổi (trên 35 tuổi). 
  • Mang thai nhiều lần, hoặc lần mang thai trước đã bị tiền sản giật.

2. Tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Tiền sản giật ở thai phụ khiến thai nhi chậm tăng trưởng, thiểu ối, tổn thương các cơ quan (đặc biệt là não, thận, gan) và có thể khiến thai chết lưu. 

a. Thai nhi chậm tăng trưởng 

Thai phụ mắc tiền sản giật sẽ khiến các động mạch bị co thắt, việc vận chuyển máu tới nhau thai kém đi, khiến nhau thai không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. 

Khi đó sẽ dẫn tới tình trạng thai nhi thiếu chất dinh dưỡng, máu và oxy, làm chậm quá trình phát triển của thai nhi so với bình thường, khiến thai nhẹ cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới các chức năng não, thận, gan của thai nhi. 

b. Sinh non

Với những thai phụ bị tiền sản giật ở cấp độ nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sinh sớm để tránh biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Trẻ sinh non do mẹ bị tiền sản giật có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, hệ miễn dịch, các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương. 

c. Nhau thai bong non, tăng nguy cơ vỡ nhau thai

Tiền sản giật gây suy tử cung-nhau thai do động mạch không cung cấp đủ máu cho tử cung và khiến nhau thai tách khỏi thành trong của tử cung trước thời điểm sinh. Từ đó làm tăng nguy cơ vỡ nhau thai, khiến thai phụ bị xuất huyết nặng gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. 

d. Hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP là tình trạng tan máu khi tế bào hồng cầu bị phá hủy, giảm tiểu cầu và tăng men gan. HELLP là một biến thể nghiêm trọng của tiền sản giật ở thai phụ, đe dọa tới tính mạng của cả mẹ và bé. 

HELLP viết tắt của Hemolytic anemia (thiếu máu tán huyết), Elevated Liver enzymes (tăng men gan) và Low Platelet count (giảm tiểu cầu). Tỷ lệ mắc hội chứng HELLP là 2-12% thai phụ mắc tiền sản giật, trong đó 50% số ca xảy ra từ tuần thai 27-36. 

HELLP khiến các hệ thống cơ quan trong cơ thể sản phụ bị tổn thương nghiêm trọng như suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, xuất huyết não. Nếu không được phát hiện sớm, thai phụ và thai nhi sẽ có thể tử vong. 

Thai phụ mắc hội chứng HELLP được điều trị bằng corticoid, thuốc hạ huyết áp, có thể kết hợp bổ sung huyết tương tươi đông lạnh và truyền máu để khắc phục thiếu máu, rối loạn đông máu. 

e. Một số biến chứng khác của tiền sản giật đối với thai phụ

Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật biến chứng nặng có thể dẫn tới phù phổi, tổn thương thận cấp tính, vỡ gan, suy đa tạng, xuất huyết mạch máu não, đột quỵ. Tiền sản giật và sản giật là những nguyên nhân chính gây tử vong mẹ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Phụ nữ bị tiền sản giật trong thai kỳ thì sau thai kỳ sẽ có nguy cơ cao với nhóm các bệnh lý tim mạch, do sự bất thường trong việc vận chuyển máu của động mạch trước đó. Trường hợp bị sinh non hay gặp tiền sản giật trong nhiều lần mang thai thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau sinh càng lớn.

Tham khảo:

Tiểu đường thai kỳ có gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi không?

Bị Thuỷ Đậu Khi Mang Thai Có Gây Dị Tật Thai Nhi Không?

Phụ nữ mang thai bị Rubella có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi không?

3. Phương pháp điều trị tiền sản giật

Với sản phụ mắc tiền sản giật trong thai kỳ, tùy theo từng thời điểm mà bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai; hoặc theo dõi và điều trị bằng uống/tiêm thuốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Với tiền sản giật trong/sau chuyển dạ, tùy theo tình hình cụ thể mà bác sĩ sẽ có phương án xử lý

a. Tiền sản giật trong thai kỳ

Cách duy nhất để chữa trị dứt điểm tiền sản giật trong thai kỳ đó là để người mẹ sinh nở càng sớm càng tốt. Với các sản phụ có chứng tiền sản giật nhẹ, nguy cơ gây biến chứng thấp, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc uống/tiêm, nghỉ ngơi hoặc theo dõi tại bệnh viện. 

Dựa trên tuần tuổi thai hiện tại, sự phát triển của thai nhi cũng như mức độ nghiêm trọng của chứng tiền sản giật mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định mổ lấy thai sớm. 

  • Ở mốc 37 tuần trở lên và thai nhi phát triển tốt, bác sĩ sẽ chỉ định mổ ngay để đảm bảo an toàn cho người mẹ, tránh nguy cơ biến chứng thành sản giật, đặc biệt là biến chứng trong và sau khi chuyển dạ. 
  • Dưới mốc 37 tuần và thai nhi phát triển bình thường, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ cho tới 37 tuần để chỉ định sinh. Trong trường hợp mẹ có diễn biến xấu hoặc chứng tiền sản giật ảnh hưởng tới thai nhi, bắt buộc phải mổ lấy thai ngay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé

Với thai phụ bị tiền sản giật nhẹ, không có nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng thì cần:

  • Nghỉ ngơi tại giường, nằm nghiêng nhiều về bên trái
  • Theo dõi thai nhi thường xuyên bằng máy đo nhịp tim thai, siêu âm thai thường xuyên
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu mẹ định kỳ
  • Uống thuốc hạ huyết áp

Trong trường hợp thai phụ cần được theo dõi đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định ở lại bệnh viện và điều trị với một số loại thuốc uống/tiêm như sau

  • Thuốc ngăn co giật, hạ huyết áp và một số vấn đề sức khỏe khác tùy tình trạng cụ thể
  • Tiêm magie ngăn ngừa co giật liên quan đến sản giật
  • Tiêm steroid để phổi của thai nhi phát triển nhanh hơn

b. Tiền sản giật trong và sau khi chuyển dạ

Với trường hợp thai phụ gặp phải tiền sản giật, sản giật và hội chứng HELLP xảy ra trong lúc chuyển dạ hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bệnh sẽ xuất hiện trong vòng 24-48 giờ và muộn nhất là 6 tuần sau sinh. Do đó, phụ nữ sau sinh khi gặp bất kỳ triệu chứng tiền sản giật hoặc HELLP nào thì cần ngay lập tức tới bệnh viện để kịp thời xử lý, đảm bảo an toàn tính mạng cho người mẹ. 

4. Phòng tránh tiền sản giật như thế nào?

Trước khi mang thai, phụ nữ nên tập thể dục thường xuyên, giảm cân nếu béo phì, giữ huyết áp và đường huyết ổn định để phòng tránh tiền sản giật. Khi mang thai cần khám thai định kỳ, thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp và protein niệu trong nước tiểu. 

a. Phòng tránh tiền sản giật trước khi mang thai 

Phụ nữ trước khi mang thai cần xây dựng lối sống lành mạnh để phòng ngừa và hạn chế tối đa biến chứng tiền sản giật nguy hiểm trong thai kỳ. 

  • Giảm cân nếu có chỉ số BMI ở mức thừa cân béo phì (≥ 25);
  • Tránh xa thuốc lá; rượu bia và chất kích thích
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Giữ huyết áp và lượng đường trong máu ở ngưỡng an toàn

b. Phòng tránh tiền sản giật trong quá trình mang thai

Nguy cơ tiền sản giật xuất hiện ngay từ mốc 11-13 tuần và do đó, sản phụ hoàn toàn có thể dự phòng tiền sản giật từ sớm. 

Thai phụ không nên bỏ qua bất cứ mốc khám thai quan trọng nào, trong đó cần chú ý tới chỉ số huyết áp và chỉ số xét nghiệm protein niệu trong nước tiểu để bác sĩ sẽ theo dõi và chẩn đoán tiền sản giật. Ngoài ra, bổ sung đủ canxi (1.200 – 1.500mg/ngày) thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung theo tư vấn của bác sĩ cũng làm giảm nguy cơ tiền sản giật.

Với sản phụ nguy cơ tiền sản giật cao: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng aspirin liều thấp (81mg) sau 12 tuần mang thai khi thai phụ có tiền sử tiền sản giật trước đó, có các bệnh nền như tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận, tiểu đường hoặc bệnh tự miễn. 

5. Kết luận

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ khiến thai nhi chậm tăng trưởng, gây bong nhau thai non, sinh non và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng cho cả sản phụ và thai nhi. Thai phụ cần khám thai định kỳ, theo dõi sức khỏe đều đặn (đặc biệt là chỉ số huyết áp và protein niệu trong nước tiểu) để nhận biết và phòng tránh nguy cơ mắc tiền sản giật.

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ