Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có an toàn không? Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là phương pháp an toàn đối với sản phụ, bởi vì hoàn toàn không tác động tới tử cung và thai nhi. Phương pháp này chỉ sử dụng từ 7-10ml máu tĩnh mạch cánh tay của người mẹ, nên không gây nên các biến chứng sau xét nghiệm như rò rỉ ối, nhiễm trùng ối, sảy thai,… như chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi
Nội dung:
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có an toàn không?
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn được coi là phương pháp an toàn với cả người mẹ và em bé, bởi hoàn toàn không tác động vào tử cung hay thai nhi.
Cụ thể, chuyên viên xét nghiệm ADN sử dụng xi-lanh lấy từ 7-10ml máu tĩnh mạch cánh tay của người mẹ để tiến hành phân tách và tổng hợp ADN tự do của thai nhi.
Lý do là bởi, trong máu của người mẹ mang thai từ 7 tuần trở lên có một lượng nhất định các ADN tự do của thai nhi. Chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ tiến hành phân tích mẫu máu của mẹ để tách lấy những ADN tự do này, sau đó tổng hợp lại và so sánh ADN thai nhi với ADN của người đàn ông nghi ngờ là cha. Nếu như 2 mẫu ADN này trùng khớp thì kết luận người đàn ông là cha của thai nhi và ngược lại.
Thủ thuật lấy máu tĩnh mạch cánh tay là một thủ thuật rất đơn giản và hoàn toàn không gây hại tới thai nhi hay ảnh hưởng tới sức khỏe của sản phụ, tương tự như các xét nghiệm sinh hóa máu thông thường.
Lượng máu dùng để xét nghiệm ADN thai nhi là từ 7-10ml (tương đương 1 ống xi lanh cỡ nhỏ) gần như không thể làm sản phụ thấy choáng váng do mất máu. Trong trường hợp sản phụ có chứng sợ máu thì cần thông báo với chuyên viên xét nghiệm ADN để được hỗ trợ trong quá trình lấy máu.
Cần chuẩn bị gì khi làm xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn?
Trước khi làm xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn, sản phụ hoàn toàn không cần nhịn ăn uống hay kiêng bất cứ loại thực phẩm nào, bởi thực phẩm không làm thay đổi ADN của thai nhi, tức không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ADN.
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn khi đi vào dạ dày sẽ thấm qua thành ruột non và vào trong máu của thai phụ, tuy nhiên chúng hoàn toàn không ảnh hưởng đến ADN tự do của thai nhi. Bởi khi đưa mẫu máu của thai phụ vào phòng thí nghiệm, các thành phần tạp chất trong máu (bao gồm chất dinh dưỡng từ thức ăn) sẽ được lọc bỏ hoàn toàn và do đó, ADN không thể bị ảnh hưởng hay biến đổi bởi thức ăn, nước uống
Tham khảo bài viết: Xét nghiệm ADN có cần nhịn ăn không?
Khi đi làm xét nghiệm ADN, sản phụ cần chuẩn bị giấy siêu âm gần nhất, trong đó tuổi thai phải đạt ít nhất 7 tuần tuổi trở lên, thai nhi có tình trạng ổn định, bình thường. Kết quả siêu âm là yêu cầu bắt buộc để chuyên viên xét nghiệm ADN quyết định xem có được làm xét nghiệm ADN thai nhi hay không, để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho người mẹ.
Sau khi xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn, mẹ bầu cần nghỉ ngơi thế nào?
Sau khi lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi, người mẹ có thể nghỉ ngơi, theo dõi từ 15-30 phút, sau đó có thể quay trở lại sinh hoạt và làm việc như bình thường. Bởi thủ thuật lấy máu tĩnh mạch cánh tay với lượng máu 7-10ml là một thủ thuật rất đơn giản, hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Kết luận
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là phương pháp không xâm lấn, tức là không tác động trực tiếp đến tử cung và thai nhi. Do đó, đây là phương án xét nghiệm an toàn đối với mẹ bầu và em bé. Sau khi lấy máu xét nghiệm ADN thai nhi, mẹ có thể sinh hoạt và làm việc như bình thường mà không cần nghỉ ngơi hay tĩnh dưỡng đặc biệt.