Không thể làm xét nghiệm ADN cô với cháu gái để xác định mối quan hệ huyết thống được. Vậy lý do khiến việc xét nghiệm ADN cô ruột – cháu gái không thể thực hiện được là gì? Dựa vào cơ sở khoa học nào? Tham khảo bài viết NOVAGEN chia sẻ ngay sau đây để tìm hiểu một cách chi tiết, cụ thể!
Nội dung:
1. Có làm xét nghiệm ADN cô với cháu gái được không?
Trước hết, trong mối quan hệ gia đình thì “Cô” là từ được sử dụng để chỉ em gái hoặc chị gái của bố. Ví dụ, cô của một người sẽ là em gái hoặc chị gái ruột của cha người đó.
Và liên quan tới vấn đề này, một bạn đọc đã gửi tới NOVAGEN câu hỏi với nội dung sau: “Xét nghiệm ADN giữa em gái của bố với cháu gái thì liệu có ra kết quả cùng huyết thống hay không?”
Theo các chuyên gia thì hiện nay, không làm xét nghiệm ADN cô với cháu gái ruột để xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống bởi các lý do sau đây:
- Cả cô lẫn cháu gái đều có giới tính nữ và giới tính nữ được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể XX.
- Nhiễm sắc thể X của cháu gái sẽ được di truyền một phần từ cha và phần còn lại sẽ được nhận từ mẹ. Trong đó, nhiễm sắc thể X của người cha được truyền từ bà nội.
- Nhiễm sắc thể X của người cô sẽ được di truyền một phần từ cha (ông nội của cháu gái) và phần còn lại sẽ nhận được từ mẹ (bà nội của cháu gái).
- Tuy nhiên, vì bà nội có 2 nhiễm sắc thể giới tính X và không thể xác định chắc chắn rằng đã truyền nhiễm sắc thể X nào cho các con của mình là cha của cháu gái, cô của cháu gái.
Chính vì vậy, công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới hiện nay không thể thực hiện xét nghiệm ADN cô với cháu gái dựa trên việc phân tích nhiễm sắc thể X được.
>>> Xem thêm: Có thể làm xét nghiệm ADN bà nội với cháu gái và cháu trai không?
2. Cháu gái có thể xét nghiệm ADN với ai khi không làm với cô được?
Nếu không làm được xét nghiệm ADN với cô ruột thì dựa vào nhiễm sắc thể X, có thể thực hiện xét nghiệm ADN cháu gái với bà nội hoặc thực hiện xét nghiệm ADN chị em gái ruột cùng cha cùng mẹ, xét nghiệm ADN chị em gái cùng cha khác mẹ được.
Đây là những xét nghiệm ADN được thực hiện khi không thu thập được mẫu xét nghiệm ADN cha – con vì những lý do như bố không thể có mặt, bố qua đời hoặc bố không đồng ý thu mẫu để xác định huyết thống cha con.
2.1. Xét nghiệm ADN chị em gái cùng cha
Như đã đề cập, trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XX của nữ giới có một nhiễm sắc thể X được di truyền từ cha và một nhiễm sắc thể X còn lại được di truyền từ mẹ. Đặc biệt, nhiễm sắc thể X mà người cha truyền cho các con gái sẽ giống nhau. Vì vậy, thông qua việc phân tích đặc điểm gen trên nhiễm sắc thể X, có thể xác định liệu hai người con gái có cùng chung cha hay không.
2.2. Xét nghiệm ADN bà nội – cháu gái
Nhiễm sắc thể X của cháu gái được thừa hưởng từ cha và nhiễm sắc thể X của người cha lại có nguồn gốc từ mẹ của mình (bà nội). Do đó, thực hiện xét nghiệm ADN dựa trên việc phân tích nhiễm sắc thể X có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa bà nội và cháu gái với độ chính xác cao lên đến hơn 99,999999%.
Như vậy, cô với cháu gái ruột không thể làm xét nghiệm ADN để xác định mối quan hệ họ hàng được. Nếu vẫn muốn xét nghiệm ADN với cháu gái thì có thể thay thế bằng xét nghiệm ADN cháu gái – bà nội hoặc xét nghiệm ADN chị em gái cùng cha tiến hành phân tích các locus gen trên nhiễm sắc thể X để đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống.
Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả xét nghiệm ADN có độ chính xác cao và bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân, bạn nên lựa chọn các đơn vị xét nghiệm ADN uy tín và chất lượng trên thị trường. Những đơn vị này cần có quy trình thu mẫu minh bạch, rõ ràng, chính xác, cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến và sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao.