Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ được cấp phát đầu tiên cho một người từ khi sinh ra. Không chỉ giúp xác định chính xác các thông tin cơ bản của cá nhân mà giấy khai sinh còn là cơ sở để cấp phát các giấy tờ cá nhân khác về sau như căn cước, hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ,… Do đó, việc đi làm giấy khai sinh cho con mới ra đời là rất cần thiết và cha mẹ của con sẽ là những người đầu tiên có trách nhiệm thực hiện điều này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì hồ sơ làm khai sinh cho con sẽ cần có kết quả xét nghiệm ADN khai sinh để chứng minh mối quan hệ huyết thống. Vậy những trường hợp này là gì? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để làm thủ tục xét nghiệm ADN khai sinh? Tham khảo chi tiết bài viết NOVAGEN chia sẻ dưới đây để biết thêm chi tiết!
1. Tại sao nên làm xét nghiệm ADN khai sinh?
Ngoài trường hợp khai sinh cho con khi đã cha mẹ đã đăng ký kết hôn hoặc mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con (đầy đủ giấy tờ tùy thân, giấy chứng sinh) thì một số trường hợp sau sẽ cần phải cung cấp chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con khi làm đăng ký khai sinh cho con:
- Đăng ký khai sinh cho con lần đầu theo họ bố khi bố mẹ không đăng ký kết hôn hoặc con sinh ra trước thời điểm bố mẹ làm đăng ký kết hôn.
- Nhận cha con, muốn đổi họ và thông tin của cha ruột ở giấy khai sinh của con.
- Mẹ nhận con, giấy khai sinh của con đã có thông tin của mẹ nhưng không phải của mẹ ruột.
- Mẹ sinh con nhưng bị mất hoặc không cung cấp được giấy chứng sinh, không có văn bản của người làm chứng về việc sinh con.
Vì xét nghiệm ADN là phương pháp xác định quan hệ huyết thống chính xác nhất hiện nay (trên 99,999999%) và được công nhận tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, trong các giấy tờ, tài liệu làm chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì bản kết quả xét nghiệm ADN là giấy tờ có tính pháp lý cao nhất và xét nghiệm ADN là xét nghiệm được khuyến nghị thực hiện để có thể giải quyết việc đăng ký khai sinh cho con ở những trường hợp trên nhanh chóng, thuận lợi.
2. Thủ tục xét nghiệm ADN khai sinh cần những giấy tờ gì?
Vì bản kết quả xét nghiệm ADN khai sinh là loại giấy tờ có giá trị pháp lý với các cơ quan chức năng có thẩm quyền nên đơn vị xét nghiệm ADN sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với độ chính xác của kết quả trả ra. Chính vì vậy, quá trình thu mẫu phải được các chuyên viên của đơn vị xét nghiệm ADN trực tiếp thực hiện và thủ tục xét nghiệm ADN khai sinh cần phải có đầy đủ giấy tờ cũng như thực hiện đúng theo quy trình sau:
- Chụp ảnh chân dung của những người tham gia xét nghiệm.
- Kiểm tra và chụp lại giấy tờ tùy thân gốc của những người tham gia xét nghiệm. Trong đó, với người lớn thì giấy tờ tùy thân sẽ là hộ chiếu, căn cước,… và với trẻ sơ sinh thì sẽ là giấy chứng sinh, trường hợp trẻ đã có giấy khai sinh thì có thể sử dụng giấy khai sinh.
- Lăn tay, ký vào biên bản pháp lý về việc thực hiện thu mẫu sinh phẩm (Những người từ 18 tuổi trở lên sẽ phải lăn tay để đưa dấu vân tay vào biên bản thu mẫu).
3. Làm xét nghiệm ADN khai sinh thì nên lấy mẫu nào?
Vì xét nghiệm ADN khai sinh là loại xét nghiệm ADN pháp lý nên bạn sẽ không thể tự thu mẫu tại nhà mà mẫu xét nghiệm phải được các chuyên viên thu mẫu trực tiếp để đảm bảo tính chính xác. Có 2 cách thu mẫu sau:
- Những người tham gia xét nghiệm sẽ tới địa chỉ của trung tâm xét nghiệm ADN để tiến hành thu mẫu và làm thủ tục trực tiếp.
- Chuyên viên của đơn vị xét nghiệm ADN sẽ đến tận nhà thu mẫu và làm thủ tục.
- Trong đó, mẫu sinh phẩm được các chuyên viên của đơn vị xét nghiệm ADN ưu tiên thu thập để làm xét nghiệm ADN khai sinh sẽ là mẫu máu đầu ngón tay (người lớn), mẫu máu gót chân (trẻ sơ sinh), mẫu niêm mạc miệng,…
Xem thêm:
- Bao lâu có kết quả xét nghiệm ADN để làm khai sinh cho con?
- Chi phí xét nghiệm ADN khai sinh cho con là bao nhiêu?
Kết luận: Để quá trình thủ tục làm xét nghiệm ADN khai sinh được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi thì những người tham gia cần phải có mặt đầy đủ để xác minh danh tính cũng như cung cấp các giấy tờ tùy thân như hộ chiếu, căn cước công dân, giấy chứng sinh, giấy khai sinh,…