Thủ tục nhận cha con bắt buộc phải xét nghiệm ADN không? Nếu không giám định ADN thì có nhận cha con được không? Cùng NOVAGEN giải đáp trong bài viết dưới đây
“Tôi và cô ấy không đăng ký kết hôn nên giờ làm giấy khai sinh phải thực hiện thủ tục nhận cha cho con nếu muốn có đầy đủ tên cha mẹ. Vậy thủ tục nhận cha con bắt buộc phải xét nghiệm ADN không? Nếu không giám định ADN thì có nhận cha con được không?”
Nếu bạn đang ở trong tình huống trên và có thắc mắc về thủ tục xét nghiệm ADN để nhận cha con theo quy định của Pháp luật thì hãy theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Thủ tục nhận cha con có bắt buộc phải xét nghiệm ADN không?
Trong trường hợp ở trên, anh chị chưa kết hôn nên muốn khai sinh có đầy đủ tên cha và mẹ thì phải thực hiện đồng thời 02 thủ tục là đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ và con. Hồ sơ để thực hiện đồng thời hai thủ tục này được quy định cụ thể tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP:
– Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu;
– Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh;
– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ con.
Về việc chứng cứ chứng minh quan hệ cha con bao gồm những gì thì được quy định tại điều 11, Thông tư số 15/2015/TT-BTP:
Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Như vậy, theo quy định trên thì có 02 cách để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con là:
- Xét nghiệm ADN tại cơ quan y tế, cơ quan giám định có thẩm quyền trong nước và nước ngoài;
- Thư từ, phim ảnh, băng đĩa… chứng minh mối quan hệ cha con, mẹ con cùng văn bản cam đoan con chung có người làm chứng.
Kết luận: Xét nghiệm ADN không phải là biện pháp duy nhất và KHÔNG BẮT BUỘC để xác định quan hệ cha con, mẹ con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn làm khai sinh cho con. Tuy nhiên, hiện nay, làm xét nghiệm ADN sẽ có được những minh chứng xác thực nhất về mối quan hệ huyết thống cha con giữa hai người. Kết quả xét nghiệm ADN là giấy tờ có giá trị Pháp lý cao nhất trước Toà án, các cơ quan nhà nước để thủ tục Hành chính, Pháp lý được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian của bạn.
Mặt khác, theo Luật Hộ tịch 2014, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư số 15/2015/TT-BTP, đối với thủ tục làm giấy khai sinh, những trường hợp sau được khuyến khích làm thủ tục xét nghiệm ADN huyết thống, bao gồm:
- Đăng ký khai sinh cho con lần đầu khi bố mẹ không đăng ký kết hôn; hoặc thời điểm con sinh ra trước khi bố mẹ làm đăng ký kết hôn.
- Đăng ký khai sinh cho con lần đầu khi bố hoặc mẹ là người nước ngoài.
- Đổi họ cho con trong giấy khai sinh sang họ của Bố.
Với bản kết quả xét nghiệm ADN được chấp nhận tại UBND xã/phường – Sở Tư pháp – TAND các cấp tỉnh thành phố trên toàn quốc, NOVAGEN đã hỗ trợ hàng nghìn trường hợp hoàn thiện các thủ tục Pháp lý, làm khai sinh cho con. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết!
Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Thủ tục nhận cha con có bắt buộc phải xét nghiệm ADN không?“ Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Trong trường hợp cần tư vấn thêm về các xét nghiệm ADN huyết thống và các thủ tục Pháp lý liên quan, Quý khách có thể liên hệ với Trung tâm xét nghiệm ADN NOVAGEN qua HOTLINE TƯ VẤN 083.424.3399 để được tư vấn cụ thể.
Xem thêm:
Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền? Cập nhật bảng giá mới nhất
Quy trình xét nghiệm ADN tại NOVAGEN
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật.