Xét nghiệm ADN thai nhi

 

 

Làm gì khi nghi ngờ vợ hoặc bạn gái có thai với người khác? 

Tức giận, thậm chí cay cú – đây là phản ứng chung khi nghi ngờ bạn gái hay vợ có thai với người khác. Tuy nhiên, khi những phỏng đoán mới chỉ dừng lại ở nghi ngờ, người đàn ông cần ổn định tâm trạng để thực hiện xác minh sự thật, từ đó có phương án xử lý thỏa đáng. 

Hiện nay đã có thể xét nghiệm ADN thai nhi từ tuần thứ 7 để xác định người cha thực sự của thai nhi là ai. Hoặc có thể chờ tới khi người mẹ sinh con ra để làm xét nghiệm ADN cha con. Với kết quả xét nghiệm ADN cha con, người chồng mới có thể khẳng định chính xác liệu đứa trẻ có phải của mình không, rồi sau đó mới có căn cứ để tiến hành các thủ tục khác một cách hợp pháp. 

1. Nghi ngờ vợ có thai với người khác cần làm gì?

Khi vô tình phát hiện những dấu hiệu, bằng chứng cho thấy vợ hay bạn gái không chung thủy với mình, đặc biệt trong thời điểm trước khi có thai, chắc chắn rằng người chồng, người bạn trai sẽ cảm thấy vô cùng tức giận, cảm thấy bị phản bội, bị “đổ vỏ”. 

Tuy nhiên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn cần ưu tiên bảo vệ sự an toàn và ổn định tâm trạng cho người phụ nữ đang mang thai. Do đó, người chồng hay bạn trai cần giữ được “cái đầu lạnh” để xem xét lại những thông tin nhận được một cách khách quan nhất.

Để xác định chính xác xem có đúng là vợ, bạn gái có thai với người khác hay không thì hiện nay chỉ có phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi, được thực hiện ngay khi thai được 7 tuần tuổi với độ chính xác 99,99%.

Nếu như trước đây, người chồng phải chờ đến khi đứa trẻ sinh ra đời, sau đó lấy máu (hoặc nước bọt, cuống rốn, tóc có gốc chân tóc, móng tay móng chân) của đứa trẻ và người cha đi làm xét nghiệm ADN cha con để xem đứa trẻ có phải con ruột của mình không. 

Thì hiện nay, ngay khi thai vừa tròn 7 tuần tuổi đã có thể kiểm tra ADN giữa cha và thai nhi, bằng cách lấy 5-7ml máu tĩnh mạch của mẹ và mẫu ADN của người cha (máu, nước bọt, tóc có gốc chân tóc, móng tay/chân). 

Trong trường hợp nghi ngờ bạn gái, vợ có thai với người khác thì đây là phương án xét nghiệm sớm nhất, cũng như an toàn cho cả mẹ và bé, bởi hoàn toàn không tác động tới tử cung hay thai nhi. Lượng máu lấy rất ít (5-7ml) và vị trí lấy máu mẹ (tĩnh mạch cánh tay) cũng rất an toàn. 

Tại sao thai nhi lại xét nghiệm ADN được? Từ tuần thứ 7, trong máu mẹ có những mảnh ADN tự do của thai nhi được đào thải ra ngoài. Các chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ lấy máu tĩnh mạch cánh tay người mẹ, tiến hành thu thập những mảnh ADN tự do trong máu mẹ và tổng hợp lại thành ADN thai nhi. Sau đó so sánh với mã ADN của người chồng. 

  • Nếu mã ADN của chồng và ADN của thai nhi không trùng khớp thì sự nghi ngờ vợ, bạn gái có thai với người khác của người chồng là đúng đắn.
  • Nếu mã ADN của chồng và ADN của thai nhi trùng khớp thì thai nhi là của người chồng.

Khi nghi ngờ vợ, bạn gái có thai với người khác, tại mỗi mốc tuổi thai sẽ có phương án xử lý, cũng như cách thức xét nghiệm ADN thai nhi khác nhau. Cụ thể như sau:

1.1. Thai dưới 7 tuần

Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi hiện nay chưa áp dụng cho thai nhi dưới 7 tuần. Do đó với thai nhi dưới 7 tuần tuổi, chưa thể xác định được liệu người chồng có phải là cha của thai nhi hay không. Người chồng và gia đình cần chờ tới khi thai đủ 7 tuần tuổi và có giấy siêu âm của bác sĩ mới có thể thực hiện xét nghiệm ADN cha con trước sinh.  

1.2. Thai trên 7 tuần cho tới mốc 15-22 tuần

Xét nghiệm ADN thai nhi sớm nhất là khi thai nhi trên 7 tuần (theo giấy siêu âm), đây là thời điểm đã có thể thực hiện xét nghiệm ADN cha con trước sinh không xâm lấn bằng cách lấy mẫu máu người mẹ. 

Với thai nhi từ 15-22 tuần, ngoài phương pháp xét nghiệm ADN cha con trước sinh không xâm lấn, còn có thể thực hiện xét nghiệm ADN cha con bằng phương pháp chọc ối. Tức là lấy mẫu nước ối của mẹ, tiến hành tách ADN tự do của con trong nước ối, sau đó đem đi so sánh với mẫu ADN của người chồng. 

1.3. Thai lớn trên 22 tuần

Với thai nhi đã lớn trên 22 tuần sẽ không tiến hành chọc ối được nữa, song hoàn toàn vẫn có thể xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp lấy mẫu máu mẹ. Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có thể được thực hiện cho tới những tuần cuối cùng của thai kỳ.

Trong trường hợp thai đã lớn trên 22 tuần, tức là gia đình đã có ý định sinh đứa trẻ thay vì bỏ thai, thì có thể cân nhắc đến phương án chờ sinh xong mới làm xét nghiệm ADN cha con thông thường giữa người cha và trẻ sơ sinh, thay vì xét nghiệm ADN thai nhi. 

Lý do là bởi, bản xét nghiệm ADN thai nhi không có tính pháp lý, tức là không thể sử dụng để giải quyết thủ tục hành chính, pháp luật (ví dụ như ly hôn) mà chỉ dùng để cung cấp thông tin cho gia đình. Chi phí để xét nghiệm ADN thai nhi cũng tương đối cao so với xét nghiệm ADN cha con thông thường (sau khi đứa trẻ sinh ra). 

Tham khảo: Thai mấy tuần thì xét nghiệm ADN thai nhi được?

2. Nếu vợ có thai với người khác có thể ly hôn không? Có phải chu cấp sau khi ly hôn không?

Theo Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP của Tòa án Nhân dân tối cao, nếu đã đăng ký kết hôn, người chồng KHÔNG THỂ đơn phương ly hôn khi người vợ đang mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Ngay cả khi vợ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi và đứa con đã được xác minh là của người khác không phải chồng, thì chồng cũng không được quyền đơn phương ly hôn với người vợ. 

Điều luật này nhằm bảo vệ quyền lợi, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho đối tượng phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Do đó, nếu muốn đơn phương ly hôn với lý do đứa con không phải của mình, thì người chồng buộc phải chờ đến khi đứa trẻ đủ 12 tháng tuổi mới có thể tiến hành thủ tục ly hôn. 

Vậy người chồng có nghĩa vụ chu cấp cho đứa trẻ không phải con ruột sau khi ly hôn hay không? 

Trong trường hợp ly hôn với người vợ và đứa trẻ không phải con ruột của mình, người chồng có thể từ bỏ nghĩa vụ chu cấp cho đứa trẻ với các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện xét nghiệm ADN cha con bằng hình thức pháp lý, tức là thực hiện lấy mẫu xét nghiệm ADN công khai, xác minh danh tính bằng căn cước/hộ chiếu (với người cha) và giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh (với đứa trẻ). Trên bản xét nghiệm ADN pháp lý cha con khẳng định người chồng và đứa trẻ KHÔNG có mối quan hệ huyết thống.

Bước 2: Khi ra Tòa xử ly hôn, người chồng cung cấp bản xét nghiệm ADN cha con pháp lý chứng minh mình không phải cha ruột của đứa trẻ. Dựa vào căn cứ này, Tòa sẽ cho phép người chồng từ bỏ nghĩa vụ chu cấp cho đứa trẻ. 

3. Nếu vợ có thai với người khác thì làm khai sinh cho con như thế nào? 

Trong trường hợp vợ có thai với người khác và quyết định sinh con ra, thì giấy khai sinh cho con có tên chồng hay không? Chồng có thể xóa tên mình khỏi giấy khai sinh con hay không?

a) Làm giấy khai sinh cho con khi con không phải con ruột của chồng

Con được sinh ra sau khi hai vợ chồng đã đăng ký kết hôn sẽ nghiễm nhiên được coi là con chung của hai vợ chồng. Như vậy, dù con không phải con ruột của chồng, nếu vợ chồng đã đăng ký kết hôn trước khi sinh con, khi làm khai sinh cho người con, giấy khai sinh vẫn sẽ ghi tên của người chồng ở mục “Cha”, và tên của người vợ ở mục “Mẹ”. 

Do đó, trong trường hợp người chồng không phải là cha ruột của đứa trẻ và không muốn giấy khai sinh có tên cha, thì thông thường sẽ phải trì hoãn làm giấy khai sinh cho con. 

Trong trường hợp hai vợ chồng chưa đăng ký kết hôn thì hoàn toàn có thể làm giấy khai sinh cho con mà không có tên cha, vì đây được nhận định là con riêng của vợ chứ không phải con chung. 

Chi tiết: Có con với người khác không phải là chồng khai sinh thế nào?

b) Xóa tên chồng khỏi giấy khai sinh con khi con không phải con ruột 

Nếu giấy khai sinh của đứa trẻ đã có tên người chồng – và sau khi phát hiện đứa trẻ không phải con ruột của mình, thì người chồng hoàn toàn có quyền yêu cầu bỏ tên mình ra khỏi giấy khai sinh của đứa trẻ trong quá trình thực hiện ly hôn. 

Trong quá trình ly hôn, vợ chồng cần làm thêm thủ tục xác nhận không phải con chung. Bản xét nghiệm ADN cha con pháp lý trong trường hợp này được coi là bằng chứng xác đáng nhất để xác nhận người con không phải con của chồng. 

Sau đó, Tòa án sẽ ra công văn xác nhận không phải con chung, với công văn này chồng chỉ cần quay về UBND phường xã nơi làm khai sinh để làm thủ tục bỏ tên cha khỏi giấy khai sinh.

Nếu trong quá trình ly hôn chưa làm thủ tục xác nhận không phải con chung, thì sau khi ly hôn xong, người chồng có thể tự đề xuất bổ sung thủ tục với Tòa án tương tự như trên. 

Hoặc người vợ thực hiện xét nghiệm ADN pháp lý giữa đứa trẻ và người cha ruột của đứa trẻ để nộp về Tòa án xin xác nhận, sau đó tên của người chồng sẽ được xóa khỏi giấy khai sinh và thay bằng tên của người cha ruột.

Với tình huống nghi ngờ bạn gái hay vợ có thai với người khác, người chồng, bạn trai cần giữ được sự tỉnh táo, tiến hành làm xét nghiệm ADN thai nhi hoặc xét nghiệm ADN cha con để tìm ra sự thật, sau đó xử lý các thủ tục hành chính, pháp luật khác theo đúng quy định của Nhà nước. 

Bài viết xem nhiều

NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ