Mang bầu có xét nghiệm ADN được không là nỗi băn khoăn của khá nhiều mẹ bầu khi quan hệ với nhiều người đàn ông khác nhau trong cùng một khoảng thời gian và không xác định được cha của thai nhi trong bụng là ai.
Theo các chuyên gia thì mang thai hoàn toàn có thể làm xét nghiệm ADN được. Tuy nhiên, xét nghiệm này cần được thực hiện đúng thời điểm, đúng phương pháp để kết quả có độ chính xác cao và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu, thai nhi. Theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin giải đáp chi tiết!
1. Mang bầu có xét nghiệm ADN được không? Tại sao mang thai lại xét nghiệm ADN được?
Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì ngày nay, xét nghiệm ADN không chỉ được thực hiện sau khi con sinh ra mà có thể thực hiện được ngay khi con đang còn ở trong bụng mẹ (thai nhi). Mối quan hệ huyết thống sẽ được kết luận thông qua việc tách chiết, phân tích, so sánh, đối chiếu thông tin di truyền có trong mẫu ADN của thai nhi với mẫu ADN của người cha giả định.
Tương tự những dịch vụ xét nghiệm ADN khác, xét nghiệm ADN thai nhi là cách kiểm tra huyết thống có độ chính xác cao nhất hiện nay (trên 99,999999%) và được thực hiện dựa trên cơ sở khoa học sau:
- ADN là phân tử chứa thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống của con người và hầu hết các loài sinh vật khác, bao gồm các quá trình như sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
- Trong cơ thể con người, hầu hết các tế bào đều mang cùng một kiểu ADN và mỗi người đều có một bộ ADN riêng biệt, không thay đổi theo thời gian.
- Mỗi cá nhân thừa hưởng 50% ADN từ cha và 50% ADN từ mẹ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Ngay khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có khả năng trao đổi chất và phát triển, đồng thời thải các đoạn ADN từ cơ thể ra bên ngoài (nước ối, máu tĩnh mạch của mẹ, nhau thai,…).
2. Có những phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi nào?
Xét nghiệm ADN thai nhi hiện nay đang được chia thành 2 phương pháp chính là xâm lấn và không xâm lấn. Cụ thể:
Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn
- Được thực hiện từ tuần 15 đến tuần 22 của thai kỳ.
- Mẫu xét nghiệm là 15 -30ml nước ối được lấy qua thành bụng của thai phụ bằng kim chuyên dụng kết hợp siêu âm.
- Được thực hiện từ tuần 12 đến tuần 14 của thai kỳ.
- Mẫu xét nghiệm là mẫu được lấy từ mô bánh nhau trong cổ tử cung của thai phụ. Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê đặc biệt để giảm đau rồi dùng ống chuyên dụng để lấy mô qua đường âm đạo.
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
- Được thực hiện từ tuần thứ 7 của thai kỳ.
- Mẫu xét nghiệm là 7 – 10ml máu tĩnh mạch của người mẹ đang mang thai.
3. Xét nghiệm ADN khi mang thai có an toàn không?
Vì xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn, tác động đến môi trường an toàn của thai nhi nên có thể tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng ối, sảy thai, hoặc rò rỉ nước ối,… Do đó, phương pháp này thường không được khuyến nghị thực hiện dù có giá thành thấp hơn so với xét nghiệm ADN không xâm lấn.
Trái lại, xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn vì chỉ lấy 7 – 10ml máu tĩnh mạch của người mẹ mang thai nên không tác động đến môi trường an toàn của thai nhi và không gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe của người mẹ mang thai lẫn thai nhi trong bụng.
Xem thêm:
- Có những cách nào để tìm ra bố của thai nhi? Kiểm tra huyết thống thai nhi thế nào?
- Xét nghiệm ADN thai nhi sớm nhất là khi nào? Mang bầu 7 tuần đã có thể xét nghiệm được chưa?
Kết luận: Như vậy, mang bầu hoàn toàn có thể xét nghiệm ADN để xác định mối quan hệ huyết thống giữ thai nhi trong bụng và người cha giả định được. Và tùy theo từng nhu cầu, khả năng tài chính cũng như sức khỏe của thai nhi – mẹ bầu mà có thể lựa chọn phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi phù hợp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề “Mang bầu có xét nghiệm ADN được không?” hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ xét nghiệm ADN của NOVAGEN thì hãy liên hệ ngay đến hotline NOVAGEN để được tư vấn chi tiết, cụ thể!