Hãy cùng NOVAGEN cập nhập các chỉ số thai nhi quan trọng theo từng tuần tuổi trong bài viết dưới đây. Mẹ bầu lưu ý nhé!

Chỉ số thai nhi là gì?

Chỉ số thai nhi là các thông số về sự phát triển và tình trạng sức khỏe của thai nhi trong quá trình mang bầu, được thể hiện trên kết quả siêu âm. Các chỉ số này được sử dụng để đánh giá và theo dõi sự phát triển của thai nhi trong các khía cạnh như đường kính túi thai, chiều dài đầu – mông, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi đầu và cân nặng theo ước tính,…

Các chỉ số thai nhi quan trọng mà mẹ bầu nên biết

Dưới đây là các ký hiệu quan trọng về chỉ số thai nhi được thể hiện trong kết quả siêu âm kiểm tra của mẹ bầu. Các mẹ lưu ý nhé!

  • GA (Gestational Age): tuổi của thai tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): chỉ số thể hiện đường kính của túi thai, thường được đo trong những tuần đầu của thai kỳ khi thai nhi còn nhỏ, rất khó để quan sát nên đường kính túi thai sẽ thể hiện chính sự phát triển của thai.
  • BPD (Gestational Diameter): chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, đường kính to nhất được đo ngang qua xương thái dương theo bề ngang.
  • EFW (Estimated fetal Weight): Cân nặng ước tính của thai nhi.
  • FL (Femur length): đây là chỉ số thể hiện chiều dài xương đùi.
  • CRL (Crown rump Length): Chiều dài đầu mông.

Một số ký hiệu khác

  • TTD (Transverse trunk diameter): Đường kính ngang bụng
  • APTD (Anterior-Posterior thigh diameter): Đường kính trước và sau bụng
  • HC (Head circumference): Chu vi đầu
  • AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng
  • AF (Amniotic fluid): Nước ối
  • AFI(Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối
  • OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm
  • EDD (Estimated date of delivery): Ngày sinh ước đoán

Giải đáp chi tiết các chỉ số thai nhi theo tuần cùng bác sĩ

Bảng chỉ số thai nhi theo tuần đúng chuẩn dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sự phát triển của thai nhi. Các chỉ số thai nhi được đưa ra chủ yếu dựa trên kết quả siêu âm, cụ thể như sau:

Chỉ số thai nhi ở giai đoạn từ tuần thứ 4 – tuần thứ 6

Trong giai đoạn này, chỉ số đường kính túi thai sẽ thể hiện chủ yếu sự phát triển của thai:

  • Thai 4 tuần tuổi: Đường kính túi thai (GSD) từ 3 – 6 mm.
  • Thai 5 tuần tuổi: Đường kính túi thai (GSD) từ 6 – 12 mm.
  • Thai 6 tuần tuổi: Đường kính túi thai (GSD) từ 14 – 25 mm, chiều dài đầu mông CRL 4 – 7 mm.

Chỉ số thai nhi từ tuần thai thứ 7 – 20

Đây là giai đoạn quan trọng khi thai nhi trải qua những bước tiến phát triển quan trọng, mẹ hãy chú ý theo dõi con qua các chỉ số sau nhé!

Bảng chỉ số thai nhi theo tuần thứ 21 – 40

Đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển và hoàn thiện một cách nhanh chóng nên chỉ số thai nhi trong các tuần thai này cũng thay đổi liên tục khiến mẹ bất ngờ.

Mẹ có thể tham khảo bảng chỉ số chuẩn theo tuần thai dưới đây để biết bé yêu của mình có đạt các chỉ số này không nhé!

Các chỉ số trên chỉ mang tính chất tham khảo và không phải là tiêu chuẩn tuyệt đối. Một số yếu tố khác, như di truyền, môi trường sống và sức khỏe của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Sau mỗi lần có kết quả kiểm tra, bác sĩ thăm khám sẽ thông báo cho bố mẹ biết chỉ số của thai nhi. Ngay khi có dấu hiệu bất thường thì họ sẽ tư vấn về biện pháp cải thiện chế độ ăn uống và lối sống để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Các giai đoạn khám thai quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua

Khám thai lần đầu tiên: khoảng tuần thứ 5 – 8

Lúc này, việc siêu âm để xác định tim thai, kích thước túi ối và chiều dài phôi là rất quan trọng. Điều này giúp bác sĩ xác định xem thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.

Lần khám thai thứ 2: Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày

Đây là thời điểm vàng để phát hiện các bất thường thai nhi như bệnh Down, Patau…

=> Tìm hiểu thêm: 3 lý do nên sàng lọc dị tật thai nhi

Mẹ có thể thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc, dự đoán dị tật sớm ở thai nhi như:

NIPT – xét nghiệm không xâm lấn an toàn cho mẹ và bé nên được chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo tất cả mẹ bầu nên thực hiện.

Double test: Thực hiện từ tuần thứ 11 – 13 và được tiến hành cùng với đo độ mờ da gáy để sàng lọc hội chứng Down.

Tại NOVAGEN xét nghiệm NIPT đã có thể thực hiện cho mẹ bầu ngay từ tuần thứ 9 của thai kỳ với độ chính xác lên đến 99,99%, giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi để có hướng can thiệp kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm NIPT gói cơ bản

Thai 16 – 18 tuần

Lần siêu âm này giúp phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như mặt mũi, chân tay và xem có sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở cơ quan hay không để từ đó có can thiệp kịp thời. Trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ bị Down và bất thường nhiễm sắc thể của thai.

Nếu mẹ đã thực hiện xét nghiệm NIPT sẽ không cần làm Double test và Triple test.

Thời điểm thai nhi 22-23 tuần

Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như hở hàm ếch, dị dạng các cơ quan, nội tạng… được phát hiện qua siêu âm.  Thời điểm này, các mẹ bầu nên đi tiêm mũi uốn ván lần 1.

Thời điểm thai nhi được 26 tuần

Tuần thứ 26 siêu âm 4D để phát hiện dị tật muộn. Xét nghiệm đường máu, tổng phân tích nước tiểu thường quy và làm các xét nghiệm bổ sung.

Thời điểm thai nhi 31-32 tuần

Giai đoạn này mẹ bầu được siêu âm 4D để xác định lần cuối dị tật thai nhi, các bất thường về dây rốn, bánh nhau… và mẹ sẽ được tư vấn tiêm mũi uốn ván lần thứ 2.

Tuần thai thứ 36 tuần

Đây là mốc khá quan trọng vì ở tuần này thai nhi sẽ được đo tim thai và cử động thai, kiểm tra bánh rau, dây rốn, ngôi thai… Bác sĩ cũng sẽ dự đoán cân nặng của bé lúc sinh và sẽ có các tư vấn về việc mẹ nên sinh thường hay sinh mổ.

Giai đoạn sau tuần thai 36, cứ một tuần mẹ bầu siêu âm kiểm tra một lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu xảy ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra.

Mẹ hãy nhớ những mốc quan trọng này để chuẩn bị tốt hơn cho hành trình vượt cạn của mình nhé!

Trên đây là một số thông tin quan trọng về chỉ số thai nhi theo tuần mà NOVAGEN muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo, nhất là các mẹ đã và đang mang bầu, giúp các mẹ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách khoa học và chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mình và con yêu.

Mang thai sinh con là hành trình ý nghĩa đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe khác nhau. Vì vậy, mẹ cần chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc bản thân và đảm bảo khám thai định kỳ đầy đủ nhé!