Chưa ly hôn với vợ nhưng có con riêng ở ngoài thì có làm xét nghiệm ADN để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con riêng được không? Đây là câu hỏi cũng như là tình huống mà rất nhiều người đang gặp phải và muốn được giải đáp một cách cụ thể.
Có thể làm xét nghiệm ADN để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con riêng được nhưng mức độ khó dễ của thủ tục thực hiện bổ sung tên cha vào giấy khai sinh sẽ phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của mẹ đứa trẻ. Tham khảo bài viết NOVAGEN chia sẻ sau đây để tìm hiểu chi tiết!
Nội dung:
- 1 1. Chưa ly hôn với vợ nhưng có con riêng ở ngoài có vi phạm pháp luật hay không?
- 2 2. Có làm xét nghiệm ADN để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con riêng trong trường hợp này được không?
- 3 3. Tại sao nên làm xét nghiệm ADN để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn với vợ?
1. Chưa ly hôn với vợ nhưng có con riêng ở ngoài có vi phạm pháp luật hay không?
Theo tình huống trên thì người cha đang có vợ hợp pháp và mối quan hệ vợ chồng vẫn chưa chấm dứt, chưa ly hôn. Do đó, việc chung sống với người khác và có con riêng là vi phạm điều cấm của pháp luật. Cụ thể thì Khoản 2, Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm các hành vi sau đây:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ,…
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01 /TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP năm 2001 thì việc chung sống như vợ chồng được hiểu là người có vợ/có chồng chung sống với người khác và có các minh chứng sau:
- Chung sống công khai hoặc chung sống không công khai nhưng lại sinh hoạt như một gia đình.
Được xã hội, hàng xóm coi như vợ chồng. - Có con chung.
- Có tài sản chung.
Do vậy, có con riêng với người khác trong thời kỳ hôn nhân là một trong những minh chứng cho việc sống chung với nhau như vợ chồng. Đây là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và có thể bị xử phạt hành chính từ 3 – 5 triệu đồng hoặc phải chịu các trách nhiệm hình sự như cải tạo không giam giữ, phạt tù,… tùy theo mức độ vi phạm, hậu quả gây ra.
2. Có làm xét nghiệm ADN để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con riêng trong trường hợp này được không?
Mối quan hệ giữa cha mẹ đứa trẻ trong trường hợp này không phải là quan hệ vợ chồng hợp pháp nên con của 2 người sẽ là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, con sinh ra vẫn có quyền được khai sinh, quyền được nhận cha như bao đứa trẻ khác. Và tùy vào tình trạng hôn nhân của mẹ đứa trẻ mà sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi muốn bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của đứa trẻ. Cụ thể như sau:
2.1. Trường hợp 1: Mẹ của đứa trẻ chưa có chồng hợp pháp
Nếu mẹ của đứa trẻ chưa có chồng thì khi được nhận được sự đồng thuận của mẹ đứa trẻ hoặc của người giám hộ, người cha có thể làm thủ tục xác nhận quan hệ cha con để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con riêng.
Theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 thì quá trình đăng ký nhận cha, con cần được thực hiện theo các bước sau:
- Người yêu cầu đăng ký nhận cha, con cần nộp tờ khai theo mẫu quy định cùng chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con (thông thường sẽ là bản kết quả xét nghiệm ADN pháp lý xác định mối quan hệ huyết thống cha con) cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cả cha, mẹ, con cần phải có mặt để thực hiện thủ tục đăng ký này.
- Xác nhận và ghi vào Sổ hộ tịch: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ và xét thấy việc nhận cha con là đúng sự thật, không xảy ra tranh chấp thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi vào Sổ hộ tịch. Tiếp đó, yêu cầu người đăng ký nhận cha con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo cho Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
2.2. Trường hợp 2: Mẹ của đứa trẻ đã có chồng hợp pháp
Nếu mẹ của đứa trẻ đã có chồng hợp pháp thì theo Điều 88 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, con sinh ra trong thời gian 300 ngày tính từ thời điểm chấm dứt hôn nhân hoặc do vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được xem là con chung của vợ chồng. Do đó, tên của người cha trên giấy khai sinh sẽ được xác định là tên chồng hiện tại của mẹ đứa trẻ trừ trường hợp người chồng hợp pháp không thừa nhận con bằng cách thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp xác định cha cho con tại Tòa án.
Lúc này, nếu muốn thay đổi tên cha trong giấy khai sinh của con riêng thì bắt buộc người mẹ phải thực hiện thủ tục ly hôn và có chứng cứ chứng minh con không phải là con của người chồng hiện tại (thông thường là kết quả xét nghiệm ADN cha con pháp lý) rồi gửi đơn yêu cầu đến đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi con đang cư trú.
Cuối cùng, sau khi có quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật xác định cha cho con thì khi đó thủ tục cải chính hộ tịch cho con (thay đổi tên người cha) mới được thực hiện.
3. Tại sao nên làm xét nghiệm ADN để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn với vợ?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014, để đăng ký nhận cha con thì bên yêu cầu phải nộp đầy đủ hồ sơ theo mẫu, bao gồm tờ khai theo quy định, chứng cứ chứng minh quan hệ huyết thống và khi đăng ký cả cha, mẹ, con đều phải có mặt. Trong đó, chứng cứ chứng minh quan hệ huyết thống sẽ là một trong những giấy tờ, tài liệu sau:
- Văn bản xác nhận mối quan hệ cha con do các cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc các tổ chức có thẩm quyền cấp.
- Nếu không có các văn bản trên, cha mẹ của con cần phải lập văn bản cam đoan về việc con là con chung của hai người và cần có ít nhất hai người thân thích làm chứng về việc này.
Để có bằng chứng xác nhận quan hệ cha con thì có một phương pháp hiệu quả, nhanh chóng là thực hiện xét nghiệm ADN pháp lý, vì đây là cách xác định mối quan hệ huyết thống có độ chính xác cao nhất hiện nay (trên 99,999999%), được công nhận tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Kết quả xét nghiệm ADN pháp lý, xét nghiệm ADN khai sinh sẽ có hiệu lực pháp lý trước các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị xét nghiệm ADN phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả này.
Xem thêm:
- Chi phí xét nghiệm ADN khai sinh cho con là bao nhiêu?
- Khi mẹ chưa ly hôn với chồng nhưng có con với người mới, để làm giấy khai sinh cho con với cha đẻ thì cần làm gì?
Kết luận: Xét nghiệm ADN là phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống chính xác nhất hiện nay, được công nhận tại tất cả các quốc gia trên thế giới và được sử dụng làm chứng cứ chứng minh trong thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con riêng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng hôn nhân của mẹ đứa trẻ mà việc thực hiện thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh có thể sẽ gặp khó khăn và cần nắm rõ quy trình cũng như chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để đảm bảo quá trình này diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi hơn.