Vợ hoặc chồng mất giấy tờ thì làm khai sinh cho con thế nào?
Câu hỏi: Dạ cho em hỏi là, em không có giấy tờ để làm giấy khai sinh cho con mà bố của bé thì có giấy tờ đầy đủ, mà trước giờ bé chưa từng có giấy khai sinh luôn chỉ có giấy ra viện thôi thì bố của bé có thể làm giấy khai sinh cho bé không ạ?
Trả lời:
Trong trường hợp người mẹ không có giấy tờ tùy thân (do thất lạc hoặc hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân) người bố có thể đăng ký khai sinh cho trẻ.
Dưới đây là phần giải đáp chi tiết về Những trường hợp người mẹ không có giấy tờ & Các bước làm khai sinh cho con trong mỗi trường hợp.
Nội dung:
- 1 1. Những trường hợp người mẹ không có giấy tờ để làm khai sinh cho con
- 2 2. Các bước làm khai sinh cho con trong từng trường hợp cụ thể
- 2.1 2.1. Với trường hợp người mẹ hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân
- 2.1.1 Bước 1: Thực hiện xét nghiệm ADN cha con khai sinh giữa người cha và trẻ.
- 2.1.2 Bước 2: Người cha đăng ký khai sinh cho trẻ tại UBND xã (phường) nơi cư trú.
- 2.1.3 Bước 3: Tiến hành bổ sung giấy tờ tùy thân cho người mẹ
- 2.1.4 Bước 4: Thực hiện xét nghiệm ADN mẹ con theo hình thức pháp lý & bổ sung tên người mẹ vào giấy khai sinh của con
- 2.2 2.2. Với trường hợp mẹ bị thất lạc giấy tờ tùy thân
- 2.1 2.1. Với trường hợp người mẹ hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân
- 3 3. Kết luận
1. Những trường hợp người mẹ không có giấy tờ để làm khai sinh cho con
Có hai trường hợp có thể xảy ra, bao gồm:
- Hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân: Có thể do chưa được làm định danh cá nhân (tức là chưa từng làm căn cước công dân tại địa phương), do cư trú bất hợp pháp, chưa đăng ký thường trú/tạm trú, vô gia cư hoặc bị bán đi,… dẫn tới không có giấy tờ tùy thân.
- Thất lạc giấy tờ tùy thân: Do làm rơi hoặc đánh mất và chưa kịp làm lại tại thời điểm làm khai sinh cho trẻ
2. Các bước làm khai sinh cho con trong từng trường hợp cụ thể
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký khai sinh cho con trong các tình huống người mẹ không có giấy tờ tùy thân.
2.1. Với trường hợp người mẹ hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân
Trong trường hợp người mẹ không có giấy tờ tùy thân và người cha có đủ giấy tờ, cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì cha của trẻ có thể đăng ký khai sinh cho trẻ theo họ cha trước, sau đó thêm tên người mẹ vào giấy khai sinh khi đã bổ sung giấy tờ tùy thân cho người mẹ.
Bước 1: Thực hiện xét nghiệm ADN cha con khai sinh giữa người cha và trẻ.
Bản xét nghiệm ADN cha con khai sinh là căn cứ pháp lý xác đáng để chứng minh rằng cha là cha ruột của đứa trẻ. Đây là cơ sở để người cha có thể làm khai sinh cho con theo họ cha.
Bước 2: Người cha đăng ký khai sinh cho trẻ tại UBND xã (phường) nơi cư trú.
Người cha chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân (căn cước hoặc hộ chiếu còn hạn), cùng với bản xét nghiệm ADN cha con khai sinh tới UBND xã (phường) nơi cư trú để tiến hành thủ tục khai sinh theo hướng dẫn của cán bộ tư pháp – hộ tịch.
Bước 3: Tiến hành bổ sung giấy tờ tùy thân cho người mẹ
TH1: Nếu người mẹ có địa chỉ thường trú hoặc tạm trú
Nếu người mẹ có địa chỉ thường trú hoặc tạm trú và muốn làm căn cước công dân thì trước hết cần thực hiện khai báo thường trú/tạm trú tại địa phương. Sau khi cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin và cập nhật thông tin lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, người mẹ có thể đi làm căn cước công dân lần đầu.
TH2: Nếu người mẹ chỉ có nơi cư trú, không có địa chỉ thường trú hoặc tạm trú
Từ ngày 1/7/2024, với Luật Căn cước mới chính thức có hiệu lực, Bộ Công An sẽ tiến hành cấp thẻ căn cước cho nhóm đối tượng từ trước đến nay không có giấy tờ tùy thân, không có cả địa chỉ thường trú và tạm trú.
Trước đây, để làm căn cước công dân, công dân cần phải đăng ký địa chỉ thường trú hoặc tạm trú. Tuy nhiên hiện nay, thông tin in trên mặt thẻ căn cước mới chỉ cần là nơi cư trú – tức là nếu không đủ điều kiện đăng ký cả thường trú và tạm trú thì trên căn cước sẽ ghi nơi ở hiện tại.
Với trường hợp người mẹ chưa từng làm căn cước, hiện nay đã có thể làm thẻ căn cước tại cơ quan công an tại địa phương nơi cư trú.
TH3: Nếu người mẹ là người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch, đã sinh sống ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên
Cũng từ ngày 1/7/2024, người gốc Việt Nam không có giấy tờ tùy thân sẽ được cấp giấy chứng nhận căn cước với thời hạn sử dụng là 2 năm kể từ ngày cấp.
Đây là loại giấy tờ về nhân thân mới, có giá trị chứng minh về căn cước, tạo điều kiện cho người gốc Việt Nam có thể thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều kiện cấp giấy căn cước: là người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch, đang sinh sống liên tục từ 6 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã (phường), hoặc đơn vị hành chính cấp huyện (nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã).
Bước 4: Thực hiện xét nghiệm ADN mẹ con theo hình thức pháp lý & bổ sung tên người mẹ vào giấy khai sinh của con
Sau khi có giấy tờ tùy thân, người mẹ mới có thể thực hiện xét nghiệm ADN mẹ con theo hình thức pháp lý, tương tự như xét nghiệm ADN cha con làm khai sinh.
Khi đã có đầy đủ giấy tờ tùy thân và bản xét nghiệm ADN mẹ con theo hình thức pháp lý, người mẹ tới UBND xã (phường) địa phương nơi làm khai sinh lần đầu cho trẻ để thực hiện bổ sung tên người mẹ vào giấy khai sinh, theo hướng dẫn của cán bộ tư pháp – hộ tịch.
2.2. Với trường hợp mẹ bị thất lạc giấy tờ tùy thân
Người mẹ chỉ cần xin cấp lại định danh cá nhân điện tử và làm lại căn cước công dân mới tại Cơ quan quản lý căn cước công dân thuộc Công an xã (phường, thị trấn), Công an huyện (quận, thị xã), Công an tỉnh (thành phố) hoặc Bộ Công an.
Sau khi đã được cấp mới giấy tờ tùy thân, người mẹ tiến hành thủ tục làm khai sinh tại địa phương như thông thường.
3. Kết luận
Vợ hoặc chồng mất giấy tờ thì làm khai sinh cho con thế nào? Với trường hợp người mẹ không có giấy tờ tùy thân và người cha có đầy đủ giấy tờ, thì người cha có thể thực hiện khai sinh cho trẻ theo họ cha. Sau đó người mẹ có thể tiến hành làm giấy tờ tùy thân và thực hiện bổ sung tên người mẹ vào giấy khai sinh.