Sinh đôi cùng trứng – Khác trứng là gì? Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm NIPT

Có lẽ, khoảnh khắc biết mình mang thai là phút giây hạnh phúc, thiêng liêng và khó quên nhất trong cuộc đời của người phụ nữ. Đặc biệt, sự hạnh phúc đó lại được nhân đôi khi mẹ bầu mang thai đôi. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, sự may mắn cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ, vì vậy các mom cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản qua bài viết dưới đây để hiểu mình và con hơn nhé!

Phân biệt sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng

Sinh đôi cùng trứng là gì?

Sinh đôi cùng trứng là trường hợp 1 trứng được thụ tinh. Sau giai đoạn đầu của quá trình phân chia tách thành 2 hợp tử phát triển độc lập, phát triển thành hai bào thai khác nhau dẫn đến việc mẹ bầu mang song thai. Trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau về cả hình dáng và giới tính.
ADN của 2 trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ có thể giống nhau lên đến 100%.

Sinh đôi khác trứng là gì?

Sinh đôi khác trứng là trường hợp người mẹ có 2 trứng rụng cùng lúc với nhau, và được thụ tinh với 2 tinh trùng riêng khác nhau trong cùng thời điểm. Điều này dẫn đến 2 phôi phát triển trong tử cung song song và hình thành thai đôi.
Cặp song sinh khác trứng sẽ có cấu trúc ADN chỉ giống khoảng 50% nên trẻ sinh đôi khác trứng thường không giống nhau, có sự khác biệt ở làn da, ngoại hình, khuôn mặt, giới tính…, chỉ giống nhau một vài đặc điểm.

Những điều quan trọng mẹ bầu mang thai đôi, đa thai cần lưu ý

Mẹ bầu mang thai đôi có nên làm xét nghiệm NIPT không?

Mẹ có biết, khi mang thai đôi, nguy cơ bị dị tật thai hoặc thai phát triển bất thường cao hơn so với mang thai đơn. Vì vậy, mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai là một trong các trường hợp ĐẶC BIỆT được khuyến cáo làm xét nghiệm NIPT để nhanh chóng phát hiện các bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi.
Tương tự như xét nghiệm NIPT thai đơn thông thường, độ chính xác của xét nghiệm NIPT thai đôi lên đến hơn 99,99%, đây là phương pháp không xâm lấn an toàn cho mẹ và bé được ưu tiên nhất hiện nay.

Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp không được thực hiện xét nghiệm NIPT thai đôi do nguy cơ sai lệch kết quả:

  • Mẹ được truyền máu hay ghép tạng.
  • Mẹ đang trong quá trình điều trị tế bào gốc hoặc chống đông máu bằng heparin (trong vòng 1 năm kể từ ngày làm xét nghiệm).
  • Mẹ bị hội chứng song thai tiêu biến.

Khám thai sớm và thường xuyên theo dõi

Khi mang thai đơn hoặc đa thai, người mẹ dễ mắc một số nguy cơ và biến chứng như: bị tăng huyết áp, đái tháo đường, bị phù, protein niệu, tiền sản giật, thiếu máu và suy dinh dưỡng…
Với những trường hợp đặc biệt này, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe thai nhi, chú ý theo dõi sức khỏe của mẹ và bé hơn ở mỗi một thời kỳ:
Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi xem em bé có phát triển tốt hay không, hình thái như thế nào, có nghén nhiều không, cổ tử cung ngắn hay không để có biện pháp dự phòng.
Giai đoạn 3 tháng giữa là giai đoạn thai phát triển tương đối nhanh. Khi đó khả năng người mẹ bị tiền sản giật, đái tháo đường cũng tăng lên nên người mẹ phải kiểm soát tốt các chỉ số để theo dõi cơ thể của mình.
Giai đoạn 3 tháng cuối rất dễ bị sảy thai, đẻ non nên các thai phụ càng phải giữ gìn, đi khám bác sĩ khi cần thiết và tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ về thuốc men cũng như về chế độ nghỉ ngơi và làm việc.

Chế độ dinh dưỡng đối với mẹ bầu mang thai đôi, đa thai

Trong giai đoạn đầu, mẹ bầu mang thai đôi, đa thai sẽ bị ốm nghén nhiều hơn người mang thai đơn, các mẹ nên ăn đồ hơi mát, uống nước hoa quả, nước đường, ưu tiên thực phẩm hấp thu dễ như cháo, chè, thức ăn ninh nhừ.

Lượng sắt và canxi, mẹ bầu sẽ cần nhu cầu gấp đôi, không nên ăn quá nhiều chất bột đường vì có thể có nguy cơ bị đái tháo đường.
Đặc biệt, chú trọng việc uống đủ lượng 2-2.5 lít nước/ngày, gồm nước lọc, canh, nước ép. Điều này không chỉ giúp lượng nước ối được tăng cường mà còn tránh nguy cơ bệnh tật.

Mẹ bầu mang thai đôi nên giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và không lo lắng

Đối với những người mang thai đôi, phương pháp sinh mổ thường được áp dụng để đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu nguy cơ cho cả mẹ và con. Mẹ bầu không cần lo lắng, chỉ cần ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, luôn giữ tinh thần, thể chất được thoải mái để con được phát triển tốt nhất, đảm bảo một thai khoẻ mạnh, mẹ tròn con vuông.

Dù có thể ẩn chứa một số nguy cơ song việc sinh đôi sẽ mang lại rất nhiều hạnh phúc cũng như sự thú vị cho cha mẹ. Hy vọng qua bài viết các mẹ sẽ có thêm kiến thức khi mang bầu thai đôi, đa thai và có những sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và thai nhi trong suốt quá trình mang thai nhé.

=> Cẩm nang về sàng lọc trước sinh: NIPT