Khi mang thai là khoảng thời gian cơ thể mẹ bầu bị suy giảm sức đề kháng do nội tiết tố nữ thay đổi, rất dễ bị vi khuẩn và virus tấn công. Và khoảng thời gian này lại không được phép sử dụng thuốc nhiều nên càng là đối tượng có nguy cơ bị đau mắt đỏ nhiều hơn.

Nếu bị đau mắt đỏ khi mang thai, mẹ bầu hãy chú ý những thông tin quan trọng dưới đây nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tên thường gọi của viêm kết mạc. Các dấu hiệu bà bầu bị đau mắt đỏ có thể giống như những dấu hiệu mà bất kỳ ai cũng có thể trải qua. Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có các triệu chứng khác nhau như:

Đau mắt đỏ khi mang thai do virus

  • Ngứa mắt, chảy nước mắt
  • Thị lực suy giảm, nhạy cảm với ánh nắng
  • Nổi hạch trước tai

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

  • Ra nhiều rỉ mắt màu xanh hoặc vàng vào buổi sáng
  • Khó mở mắt sau khi ngủ dậy
  • Viêm loét giác mạc trong trường hợp nặng

Đau mắt đỏ do bị dị ứng

  • Ngứa và chảy nước mắt liên tục
  • Ra nhiều rỉ ở 2 bên khóe mắt
  • Một số mẹ bầu có kèm tình trạng viêm mũi dị ứng

Đường lây truyền của bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm:

Lây lan qua không khí

Đây là con đường lây lan nhanh nhất và có thể khiến tình trạng đau mắt đỏ trong thời kỳ mang thai trở thành một đợt dịch trong cộng đồng. Việc tiếp xúc với các giọt nước mắt hoặc dịch tiết mắt của người bệnh trong không gian chung có thể là nguyên nhân chính gây lây nhiễm.

Tiếp xúc trực tiếp qua tay

Bệnh có thể lây truyền khi bạn tiếp xúc trực tiếp với rỉ mắt của người bệnh thông qua việc cầm nắm, bắt tay hoặc chia sẻ các vật dụng cá nhân đã nhiễm khuẩn.

Sử dụng nguồn nước bẩn và ô nhiễm

Nếu bạn tiếp xúc với nước uống hoặc sử dụng nước để rửa mắt mà nước này không được xử lý sạch, có thể gây ra lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ.

Với khả năng lây truyền đa dạng như vậy, bệnh đau mắt đỏ có tiềm năng trở thành một dịch bệnh trên diện rộng nếu không được kiểm soát và phòng ngừa đúng cách. Việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân và quy tắc vệ sinh chung là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây truyền bệnh đau mắt đỏ.

Mẹ bầu bị đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các chuyên gia y tế, mặc dù tình trạng đau mắt đỏ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, nhưng nó có thể gây khó chịu, lo lắng cho người mẹ. Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, đau mắt đỏ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng nặng, tổn thương mắt kéo dài, hoặc làm ảnh hưởng đến thị lực của mẹ bầu.

Do đó, nếu mẹ bầu có các biểu hiện của đau mắt đỏ thì tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hợp lý sớm. Điều này là một yếu tố quan trọng giúp tạo nên một thai kỳ hoàn hảo và an lành cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

Tổng hợp 10 dị tật thai nhi thường gặp

Điểm mặt 4 bệnh tăng nguy cơ dị tật thai nhi, mẹ bầu cần lưu ý

Mẹ bầu bị đau mắt đỏ phải làm sao?

Khi mắc phải tình trạng đau mắt đỏ trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên tuân theo nguyên tắc chung là áp dụng các biện pháp an toàn trước khi sử dụng dược phẩm. Trong thực tế, việc sử dụng ít loại thuốc càng ít càng tốt là nguyên tắc quan trọng dành cho bà bầu, ngay cả khi thuốc được cho là an toàn cho thai nhi.

Hãy thử các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để giảm triệu chứng trước:

  • Đắp miếng gạc mát, ẩm: Đắp một miếng gạc mát, ẩm lên mắt bị ảnh hưởng. Hãy đảm bảo rằng mỗi lần thay gạc bạn sử dụng miếng mới để tránh lây nhiễm.
  • Làm sạch mắt nhẹ nhàng: Sử dụng bông gòn hoặc miếng bông ướt để nhẹ nhàng làm sạch mắt, loại bỏ cặn tích tụ và chất tiết gây khó chịu.
  • Ngừng đeo kính áp tròng: Tạm ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi mắt ổn định.
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo: Sử dụng nước mắt nhân tạo không chứa hoạt chất, có sẵn mà không cần toa bác sĩ.
  • Vệ sinh và tiếp xúc mắt cẩn thận: Duy trì vệ sinh tốt và chỉ chạm vào mắt khi tay đã rửa sạch.

Nếu sau các biện pháp tại nhà mà tình trạng mắt vẫn không giảm, mẹ bầu nên ngay lập tức đến bệnh viện để thăm khám và được điều trị an toàn và phù hợp nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ cho mẹ bầu

Mầm bệnh đau mắt đỏ có sự khả năng tồn tại bên ngoài môi trường trong vài ngày. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sự khỏe và bảo vệ đôi mắt của bạn trong thời kỳ mang thai.

Dưới đây là một số biện pháp quan trọng mà mẹ bầu nên tuân thủ:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Đặc biệt rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào người bị đau mắt đỏ hoặc vật dụng cá nhân của họ.
  • Tránh chạm vào mắt hoặc dụi mắt. Điều này có thể làm tình trạng đau mắt trở nên tồi tệ hơn hoặc lây lan sang mắt còn lại của bạn.
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như đồ trang điểm, thuốc nhỏ mắt, khăn tắm, khăn trải giường, kính áp tròng và hộp đựng cũng như kính đeo mắt.
  • Giặt vỏ gối, khăn trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và chất tẩy rửa; rửa tay sau khi giặt.
  • Không sử dụng cùng một sản phẩm mắt cho mắt bị nhiễm trùng và không bị nhiễm trùng của bạn.
  • Ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Làm sạch, bảo quản và thay thế kính áp tròng theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.
  • Mẹ bầu nên tránh các bể bơi công cộng trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.