Hiện nay, có rất nhiều cặp đôi sống thử với nhau và quan hệ trước hôn nhân, nhất là ở lứa tuổi sinh viên dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Trong nhiều trường hợp, người cha không muốn kết hôn và trốn tránh trách nhiệm với đứa con. Vậy câu hỏi được đặt ra: Trường hợp làm bạn gái có thai nhưng không cưới, trốn tránh trách nhiệm thì có vi phạm pháp luật hay không? Bị xử phạt như thế nào? Cùng NOVAGEN tìm hiểu những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.

Làm bạn gái có bầu nhưng không cưới thì có vi phạm pháp luật không?

Câu hỏi này còn phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của 2 bên quan hệ tình dục. Mặc dù, quan hệ tình dục xuất phát từ tự nguyện của hai bên, tuy nhiên nếu không đạt độ tuổi theo pháp luật quy định thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy để xem xét người cha của đứa bé có bị xử phạt hay không ta phải dựa theo các điều kiện sau đây.

Trường hợp 1: Hai bên đã đủ tuổi theo pháp luật quy định và quan hệ hoàn toàn tự nguyện

Pháp luật chỉ thật sự can thiệp vào mối quan hệ tình cảm giữa nam và nữ khi hai người xác lập quan hệ hôn nhân. Cụ thể, Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn và có Giấy chứng nhận kết hôn.

Tuy nhiên, trong giai đoạn tìm hiểu và xây dựng mối quan hệ yêu đương trước khi thực hiện hôn nhân, pháp luật sẽ không can thiệp. Quan hệ này không được quy định theo quyền và nghĩa vụ hôn nhân. Nếu có trường hợp một người yêu có thai nhưng quyết định trốn tránh trách nhiệm và không tiến hành kết hôn, đây được xem là hành vi vi phạm phạm trù đạo đức, chuẩn mực xã hội. Trừ khi người nam có hành vi cưỡng ép, đe dọa giao cấu, nếu không người nam sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Hướng xử lý tốt nhất trong tình huống nêu trên là hai bên cùng thỏa thuận với nhau để tìm được tiếng nói chung về trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Trường hợp 2: Một trong hai bên xảy ra quan hệ tình dục chưa đủ 16 tuổi

Trong trường hợp quan hệ nhưng một trong hai bên là người chưa đủ 16 tuổi, mặc dù quan hệ tình dục xuất phát từ tự nguyện thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Căn cứ Điều 145 Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về hành vi quan hệ tình dục với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ chịu khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù.

Trách nhiệm cấp dưỡng cho con khi làm người yêu có thai nhưng không kết hôn

Sau khi người yêu đã sinh con, nếu xuất hiện nghi ngờ về quan hệ huyết thống giữa người cha và con, người cha có quyền thực hiện xét nghiệm ADN Pháp lý để xác định chính xác quan hệ cha con.

Xem thêm: Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền? Cập nhật bảng giá mới nhất

Dù không kết hôn, người cha vẫn phải chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật, như được quy định tại Điều 110 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Theo Điều 110, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, và con không có tài sản để tự nuôi bản thân mình, trong trường hợp cha hoặc mẹ không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Điều này áp dụng cho nam và nữ không phát sinh quan hệ hôn nhân, nhưng trong trường hợp có con chung, người đàn ông được xác định là cha của đứa trẻ phải có trách nhiệm cấp dưỡng để chăm sóc, nuôi dạy trẻ.

Trong trường hợp người cha cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, pháp luật có biện pháp xử phạt.

Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, người cha có thể bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng, nếu đã có quyết định của Tòa án.

Nếu hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của trẻ, hoặc nếu đã bị xử phạt hành chính trước đó và vẫn tiếp tục vi phạm, thì người cha có thể bị xử phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật Hình sự năm 2015, đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2017.

Tóm lại, việc làm người yêu có thai mà không kết hôn không được coi là một vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khi một người cố tình từ chối trách nhiệm và không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con của mình, thì đây là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bài viết trên đã điểm qua một số quy định liên quan đến việc làm người yêu có thai mà không kết hôn. Sống thử hoặc có quan hệ trước hôn nhân không sai. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải thấu hiểu và chấp nhận hậu quả của hành vi này. Khi hậu quả xảy ra, điều quan trọng nhất là phải chịu trách nhiệm, bởi vì những người thiệt thòi nhất luôn là những đứa trẻ ngây thơ, vô tội. Chúng ta hy vọng rằng thông tin trong bài viết này có thể giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan và hữu ích về vấn đề này, và hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định có trách nhiệm và đúng đắn đối với tình huống cụ thể của mình.