Có thể xét nghiệm ADN hài cốt để chứng minh quyền thừa kế không? Không, xét nghiệm ADN hài cốt không chứng minh được quyền thừa kế. Bởi vì xét nghiệm ADN hài cốt của người đã khuất không thể xác minh được danh tính chính xác của người đó, và do vậy không đủ căn cứ pháp lý để Tòa phân chia tài sản thừa kế. Xét nghiệm ADN hài cốt chỉ dùng để xác định mối quan hệ huyết thống trong nội bộ gia đình, với mục đích nhận người thân.
Có thể xét nghiệm ADN hài cốt để chứng minh quyền thừa kế không?
Không. Bởi vì xét nghiệm ADN hài cốt người đã khuất không xác minh được danh tính chính xác của người đó. Và như vậy, bản kết quả xét nghiệm ADN hài cốt không đủ căn cứ pháp luật để Tòa phân chia tài sản.
Bản xét nghiệm ADN phân chia tài sản thừa kế là bản xét nghiệm ADN theo hình thức pháp lý, trong đó:
- Chuyên viên xét nghiệm ADN trực tiếp thu mẫu ADN của những người làm xét nghiệm.
- Chuyên viên xét nghiệm ADN xác minh danh tính chính xác của những người này theo thông tin trên giấy tờ tùy thân hợp lệ (căn cước/hộ chiếu còn hạn, hoặc giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc các giấy tờ tương đương).
- Người làm xét nghiệm ADN phân chia tài sản thừa kế còn phải thực hiện lăn dấu vân tay cam đoan.
Trong khi đó, với xét nghiệm ADN hài cốt, chuyên viên xét nghiệm ADN chỉ tiếp nhận mẫu xương cốt từ phần mộ của người đã khuất.
Như vậy, chuyên viên xét nghiệm ADN không trực tiếp thu mẫu ADN của người làm xét nghiệm, cũng không thể xác minh danh tính chính xác của người này bằng giấy tờ tùy thân có hiệu lực pháp lý. Người làm xét nghiệm ADN hài cốt cũng không thể thực hiện lăn dấu vân tay cam đoan.
Vậy, bản xét nghiệm ADN hài cốt KHÔNG đủ cơ sở pháp luật để làm căn cứ phân chia tài sản thừa kế và các thủ tục hành chính, pháp lý khác nói chung. Tức là KHÔNG THỂ xét nghiệm ADN hài cốt để chứng minh quyền thừa kế.
Con riêng, con ngoài giá thú, người thân thất lạc muốn nhận thừa kế từ người đã khuất thì phải làm gì?
Trong trường hợp con riêng, con ngoài giá thú hoặc người thân thất lạc muốn nhận thừa kế từ người đã khuất thì có thể thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống theo hình thức pháp lý với những người họ hàng, người thân khác trong gia đình.
Nếu cha ruột đã mất và xuất hiện con riêng, con ngoài giá thú muốn nhận thừa kế
Có thể thực hiện xét nghiệm ADN giữa các mối quan hệ như sau:
- Anh – em trai cùng cha
- Ông nội – cháu trai
- Chú (bác trai) – cháu trai ruột
- Con chú – con bác ruột
- Chị – em gái (cùng cha)
- Bà nội – cháu gái
Với người thân thất lạc trong gia đình muốn nhận thừa kế
Tùy theo mối quan hệ huyết thống với người đã khuất mà có thể chọn lựa 1 trong các mối quan hệ như sau để thực hiện xét nghiệm ADN
Xét nghiệm ADN huyết thống trực hệ: cha – con ruột, mẹ – con ruột
Xét nghiệm ADN huyết thống họ hàng dòng cha
- Anh – em trai cùng cha
- Ông nội – cháu trai
- Chú (bác trai) – cháu trai ruột
- Con chú – con bác ruột
- Chị – em gái cùng cha
- Bà nội – cháu gái
Xét nghiệm ADN huyết thống họ hàng dòng mẹ
- Anh chị em ruột cùng mẹ
- Bà ngoại – cháu (trai & gái)
- Bác gái/dì – cháu (trai & gái)
- Bác trai/cậu – cháu (trai & gái)
Chú ý: Bản xét nghiệm ADN thừa kế phải được thực hiện theo hình thức pháp lý, tức là đảo bảo các quy chuẩn như sau
- Mẫu xét nghiệm ADN phải do chuyên viên xét nghiệm ADN trực tiếp thu.
- Người làm xét nghiệm ADN cần cung cấp giấy tờ tùy thân hợp lệ (căn cước/hộ chiếu còn hạn, hoặc giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc các giấy tờ tương đương) để tiến hành xác minh danh tính chính xác của những người này theo thông tin trên
- Lăn dấu vân tay cam đoan.