Bệnh Fabry là bệnh di truyền qua gen lặn là gen GLA liên kết với nhiễm sắc thể X. Đột biến gen GLA gây nên sự thiếu hụt enzym alpha-galactosidase A, dẫn tới không thể phân hủy chất béo globotriaosylceramide khiến chất béo tích tụ trong tế bào.
Nội dung:
1. Bệnh Fabry là bệnh gì? Dấu hiệu bệnh Fabry
Bệnh Fabry là một rối loạn di truyền gen lặn, khiến các tế bào của cơ thể tích tụ của một loại chất béo tên là globotriaosylceramide, gây nên các tổn thương nghiêm trọng tại nhiều cơ quan như tim, thận, hệ tiêu hóa,…
Dấu hiệu đặc trưng bệnh Fabry bao gồm
- Các cơn đau, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân (acroparesthesias);
- Các cụm đốm nhỏ, màu đỏ sẫm trên da được gọi là u mạch sừng hóa; giảm khả năng đổ mồ hôi (giảm tiết mồ hôi);
- Đục hoặc có vệt ở phần trước của mắt (mờ giác mạc hoặc verticillata giác mạc);
- Các vấn đề về hệ tiêu hóa;
- Ù tai và mất thính lực.
Ngoài ra có thể có những dấu hiệu khác, và triệu chứng bệnh cũng có thể khác nhau ở những bệnh nhân khác nhau.
Biến chứng của bệnh Fabry
Nhiều năm tích tụ chất béo có thể làm hỏng mạch máu và dẫn đến các vấn đề đe dọa tính mạng. Bệnh Fabry cũng liên quan đến các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng như suy thận tiến triển, các vấn đề về tim (bao gồm loạn nhịp tim, đau tim, tim to và suy tim), đột quỵ, bao gồm các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA hoặc đột quỵ nhỏ).
2. Nguyên nhân gây nên bệnh Fabry
Nguyên nhân gây nên bệnh Fabry là do đột biến gen GLA gây ra.
Gen GLA có nhiệm vụ cung cấp hướng dẫn để tạo ra một loại enzyme gọi là alpha-galactosidase A. Enzyme này hoạt động trong lysosome, là những cấu trúc đóng vai trò là trung tâm tái chế bên trong tế bào. Alpha-galactosidase A thường phân hủy một chất béo gọi là globotriaosylceramide.
Đột biến gen GLA làm thay đổi cấu trúc và chức năng của enzyme GLA, ngăn không cho enzyme GLA phân hủy globotriaosylceramide này một cách hiệu quả.
Do đó, globotriaosylceramide tích tụ trong các tế bào trên khắp cơ thể, đặc biệt là các tế bào lót mạch máu ở da và các tế bào ở thận, tim và hệ thần kinh. Sự tích tụ dần dần của chất này làm hỏng các tế bào, dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau của bệnh Fabry.
Đột biến gen GLA dẫn đến tình trạng thiếu hoạt động của alpha-galactosidase A, gây nên bệnh Fabry cổ điển, nghiêm trọng. Các đột biến khác có thể làm giảm nhưng không loại bỏ hoạt động của enzyme thường gây ra các dạng bệnh Fabry nhẹ hơn, khởi phát muộn, thường chỉ ảnh hưởng đến tim, thận hoặc mạch máu trong não.
3. Cơ chế di truyền của bệnh Fabry
Bệnh Fabry là bệnh di truyền gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể X. Lý do là bởi gen GLA nằm trên nhiễm sắc thể X – một trong hai nhiễm sắc thể giới tính trong mỗi tế bào.
- Ở nam giới (chỉ có một nhiễm sắc thể X), một bản sao bị biến đổi của gen GLA trong mỗi tế bào là đủ để gây nên bệnh.
- Ở phụ nữ (có hai bản sao của nhiễm sắc thể X), nên nếu một bản sao bị biến đổi của gen trong mỗi tế bào thường dẫn đến các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn ở phụ nữ so với nam giới. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Fabry thường bắt đầu muộn hơn trong cuộc đời và nhẹ hơn ở phụ nữ so với những người thân nam giới bị ảnh hưởng.
Một tỷ lệ nhỏ phụ nữ mang biến thể ở một bản sao của gen GLA sẽ không bao giờ phát triển các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Fabry.
4. Điều trị bệnh Fabry như thế nào?
Hiện nay không có cách chữa khỏi bệnh Fabry hoàn toàn, mà thuốc điều trị đau và các vấn đề về dạ dày chỉ có thể làm giảm các triệu chứng bệnh.
Có hai phương pháp điều trị bệnh Fabry có thể làm chậm quá trình tích tụ các chất béo với mục tiêu ngăn ngừa các vấn đề về tim, bệnh thận và các biến chứng đe dọa tính mạng khác bao gồm
Liệu pháp thay thế enzyme
Cứ hai tuần, bạn sẽ được truyền tĩnh mạch (IV) một loại enzyme do phòng thí nghiệm tạo ra rất giống với enzyme alpha-GAL mà cơ thể bạn đang thiếu.
Các phương pháp điều trị thay thế enzyme hiện có là agalsidase beta và pegunigalsidase alfa Các enzyme thay thế này thực hiện công việc của enzyme alpha-GAL bị thiếu để các chất béo không tích tụ. Bệnh nhân có thể được dùng thuốc kháng histamin và các loại thuốc khác trước khi điều trị để ngăn ngừa phản ứng dị ứng. Người bệnh có thể được truyền dịch tại trung tâm truyền dịch hoặc (nếu bạn dung nạp tốt dịch truyền) có thể được truyền tại nhà.
Liệu pháp chaperone đường uống
Chaperone là các phân tử nhỏ có tác dụng sửa chữa các enzyme alpha-GAL bị lỗi. Các enzyme được sửa chữa sau đó có thể phân hủy chất béo. Với liệu pháp này, bạn uống một viên thuốc migalastat cách ngày để ổn định enzyme alpha-GAL bị lỗi.
Tuy nhiên thuốc này không hiệu quả với tất cả bệnh nhân, hiệu quả của thuốc sẽ tùy thuộc vào đột biến gen cụ thể trong gen GLA.
5. Các cách chẩn đoán và xét nghiệm Fabry
Xét nghiệm enzyme
Xét nghiệm này đo hoạt động của enzyme alpha-GAL trong máu của bạn. Các phép đo 1% hoặc thấp hơn cho thấy bệnh. Xét nghiệm này chỉ có hiệu quả đối với nam giới và không phù hợp với phụ nữ.
Xét nghiệm di truyền
Vì nam giới và những người mắc bệnh Fabry có thể có mức hoạt động của enzyme alpha-GAL bình thường, nên xét nghiệm di truyền (giải trình tự ADN) xác định đột biến gen GLA là phương pháp chẩn đoán bệnh Fabry hiệu quả, chính xác nhất.
Bệnh Fabry nằm trong gói xét nghiệm di truyền gen lặn tại NOVAGEN, bạn có thể đăng ký xét nghiệm sàng lọc bệnh Fabry cùng nhiều bệnh di truyền gen lặn tại đây.
Sàng lọc sau sinh
Bệnh Fabry và các rối loạn lưu trữ lysosome khác ở trẻ sơ sinh có thể phát hiện thông qua các xét nghiệm sàng lọc sau sinh (lấy máu gót chân).
Nguồn: NOVAGEN