Phần lớn những người mắc ung thư không liên quan đến di truyền và không để lại bệnh cho các thế hệ sau. Chỉ có một số ít bệnh ung thư liên quan đến gene di truyền. Tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây
Vậy để trả lời cho câu hỏi: Ung thư có di truyền không? Mời bạn theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung:
Ung thư có di truyền không?
Bản thân bệnh ung thư không thể truyền từ cha mẹ sang con cái. Và những thay đổi di truyền trong tế bào khối u không thể được truyền lại. Nhưng một sự thay đổi di truyền làm tăng nguy cơ ung thư có thể được truyền lại (di truyền) nếu nó hiện diện trong tế bào trứng hoặc tinh trùng của cha mẹ. Mỗi cha hoặc mẹ mang đột biến gen gây bệnh sẽ truyền cho con cái của họ đột biến này với xác suất 50%.
Ví dụ: Nếu cha mẹ truyền gen BRCA1 hoặc BRCA2 đột biến cho con mình, đứa trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và một số bệnh ung thư khác cao hơn nhiều.
Đó là lý do tại sao ung thư có thể di truyền trong gia đình. Lên đến 10% tất cả các bệnh ung thư có thể là do những thay đổi di truyền gây ra. Thừa hưởng một thay đổi di truyền liên quan đến ung thư không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị ung thư. Điều đó có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh ung thư của bạn sẽ tăng lên.
Bạn có nguy cơ cao mắc ung thư không, loại ung thư gì, tỷ lệ là bao nhiêu nên tầm soát theo dõi như thế nào, hãy để các chuyên gia ung thư di truyền tư vấn chi tiết qua thăm khám, hỏi bệnh và thực hiện các xét nghiệm gen di truyền.
Cảnh báo 9 bệnh ung thư có tính di truyền cao
Có khoảng trên 20 loại ung thư có tính chất di truyền đã được công bố, tuy nhiên hiện nay chúng ta mới đang tập trung chủ yếu vào 9 bệnh ung thư có tính di truyền mạnh mẽ dưới đây:
Ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Sự di truyền của ung thư vú có liên quan đến gen BRCA 1 và BRCA 2. Đột biến ở hai gen này được truyền từ mẹ sang con. Nếu trong gia đình có một người ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên khác tăng gấp 3 lần; nếu hai người mắc ung thư vú thì tỷ lệ tăng gấp 7 lần.
Ung thư buồng trứng
Khoảng 20-25% ung thư buồng trứng biểu mô có liên quan đến yếu tố di truyền. Tiền sử gia đình ung thư buồng trứng có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao ở các thành viên nữ khác trong gia đình.
Ung thư đại trực tràng
Mỗi năm, 1,2 triệu người trên toàn thế giới bị ung thư đại trực tràng và 600,000 người chết vì căn bệnh này. Hai hội chứng đại trực tràng di truyền thường gặp là bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình và ung thư đại trực tràng di truyền không polyp do các đột biến gen di truyền gây nên. Con cái có cha mẹ tiền sử ung thư đại trực tràng có nguy cơ di truyền lên đến 50%.
Ung thư nội mạc tử cung
Khoảng 5% các trường hợp ung thư nội mạc tử cung xuất phát từ yếu tố di truyền và tuổi khởi phát ở những bệnh nhân này thường trẻ hơn 10-20 tuổi so với tuổi trung bình của những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung lẻ tẻ.
Ung thư tuyến tụy
Những người có tiền sử gia đình ung thư tuyến tụy thì khả năng mắc bệnh này cũng cao hơn. Đột biến di truyền của gen BRCA1, BRCA2 được phát hiện trong khoảng 13-19% bệnh nhân ung thư tuyến tụy có tính chất gia đình.
Ung thư gan
Theo các chuyên gia, khi cha mẹ bị phát hiện mắc bệnh ung thư gan, việc phòng ngừa trở nên cực kỳ quan trọng đối với con cái. Virus viêm gan B và C được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra loại ung thư này, và chúng có thể truyền nhiễm trong gia đình.
Các bác sĩ chuyên khoa ung thư đề xuất rằng trong trường hợp trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh ung thư gan, con cái nên thực hiện kiểm tra chức năng gan định kỳ, dù họ có tình trạng sức khỏe tốt hiện tại hay không. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến gan và đưa ra biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là một căn bệnh nghiêm trọng và theo các nghiên cứu từ Hiệp hội Ung thư Phổi Quốc tế, nguy cơ mắc bệnh này có liên quan đến tiền sử gia đình. Cụ thể, những người có người thân cấp một (bao gồm bố, mẹ, anh, chị, em, và con cái) đã từng mắc bệnh ung thư phổi sẽ đối diện với một nguy cơ tăng lên 1,51 lần so với những người không có tiền sử gia đình về loại bệnh này.
Ung thư tuyến giáp
Là một trong những dạng bệnh phổ biến nhất trong hệ thống tuyến nội tiết, ung thư tuyến giáp có nhiều biến thể khác nhau. Các đột biến gen gây ung thư tuyến giáp có thể di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy có thể gây nên do một biến đổi hoặc tổn hại trong một gen gọi là RET. Gen RET bị tổn hại có thể được truyền từ bố mẹ cho con.
Ung thư dạ dày
Có khoảng 10% các trường hợp ung thư dạ dày có nguồn gốc từ “gia đinh” (nguồn gốc di truyền), nghĩa là cứ 10 trường hợp thì có khoảng 1 trường hợp bị ảnh hưởng hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Người thân của bệnh nhân ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2-3 lần so với những người khác. Theo nghiên cứu ung thư dạ dày được tìm thấy thông qua các gen di truyền:
- Gene APC
- Gen BMPR1A
- Đột biến gen CDH1
- Đột biến gen BRCA1, BRCA2
- Đột biến gen EPCAM
Một số đột biến gen khác như đột biến gen MLH1, MSH2, MSH6, đột biến gen PMS2, đột biến gen SMAD4, đột biến gen STK11,… cũng có mối liên quan với ung thư dạ dày.
Xét nghiệm GEN đột biến giúp phát hiện ung thư di truyền giai đoạn sớm
Để phòng ngừa ung thư di truyền, các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên cho những gia đình có tiền sử mắc các bệnh ung thư di truyền như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng,… nên chủ động tầm soát bệnh ung thư sớm. Đây là một cách hiệu quả để phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu và nắm bắt bất kỳ dấu hiệu di truyền nào có thể gây bệnh.
Đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, việc sàng lọc di truyền sẽ giúp họ kiểm tra xem có mang gen gây bệnh hay không, và từ đó, đưa ra quyết định về biện pháp điều trị phù hợp. Điều này có thể giúp họ dự phòng và quản lý ung thư một cách hiệu quả.
Hơn nữa, để duy trì sức khỏe tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh, mỗi người nên xây dựng thói quen sống khoa học. Điều này bao gồm việc duy trì chế độ ăn uống điều độ, tích cực tham gia vào hoạt động thể dục thể thao, và quan trọng nhất là duy trì thái độ lạc quan để sống vui, sống khỏe.
Ung thư được phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng lớn. Vì vậy, việc thực hiện các xét nghiệm GEN để sàng lọc ung thư từ sớm là điều hết sức cần thiết.
Nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm GEN, liên hệ với NOVAGEN để được tư vấn chi tiết từ chuyên gia di truyền hàng đầu Việt Nam.