Nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nội dung:
- 1 I. Trường hợp nào cần đăng ký nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới?
- 2 II. Tại sao cần nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới?
- 3 III. Điều kiện để làm thủ tục nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
- 4 III. Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
- 5 Kết luận
I. Trường hợp nào cần đăng ký nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới?
TH1: Cha hoặc mẹ là người nước láng giềng tại các xã tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới và có con chung với công dân Việt Nam sống tại địa bàn xã ở khu vực biên giới (Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào hoặc Việt Nam – Campuchia)
- Đã đăng ký kết hôn và có con chung.
- Chưa đăng ký kết hôn, chung sống như vợ chồng và có con chung.
- Không đăng ký kết hôn và có con chung.
TH2: Người đã có gia đình song có con riêng với người khác tại khu vực biên giới
- Cha hoặc mẹ là người Việt Nam đã có gia đình riêng, song có con với một người phụ nữ/đàn ông khác là người nước ngoài tại khu vực biên giới.
- Cha hoặc mẹ là người nước ngoài tại khu vực biên giới đã có gia đình riêng, song có con với người phụ nữ/đàn ông khác là người nước ngoài tại khu vực biên giới.
Theo Điều 6 Luật Biên giới Quốc gia 2003, khu vực biên giới bao gồm:
- Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
- Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
- Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.
II. Tại sao cần nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới?
Việc nhận cha, mẹ, con giúp trẻ có đủ tên cha và mẹ trên giấy khai sinh của trẻ, được công nhận hộ tịch, đảm bảo quyền lợi của trẻ từ cả cha và mẹ ruột (bao gồm quyền giám hộ, quyền cấp dưỡng, quyền nhận tài sản thừa kế,…). Đặc biệt trong các trường hợp cha mẹ không đăng ký kết hôn hoặc con là con ngoài giá thú.
III. Điều kiện để làm thủ tục nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
- Bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều còn sống.
- Việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp.
- Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
III. Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
Dưới đây là các bước thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới CHÍNH XÁC NHẤT, được áp dụng tại toàn bộ các xã thuộc khu vực biên giới Việt Nam. (Nguồn: Cổng Dịch vụ công Quốc gia)
1. Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Thông thường đó là bản xét nghiệm ADN cha con, mẹ con theo hình thức pháp lý. Trường hợp không có văn bản nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
- Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ,
- Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân theo các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.
- Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, giấy tờ chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
2. Nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp lệ phí và các loại phí khác
- Nộp lệ phí nếu thuộc trường hợp phải nộp lệ phí đăng ký nhận cha, mẹ, con.
- Nộp phí cấp bản sao Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con nếu có yêu cầu cấp bản sao Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính.
Mức lệ phí: Mức lệ phí cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Các đối tượng được miễn lệ phí:
- Người thuộc gia đình có công với cách mạng.
- Người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.
3. Nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dichvucong.—-.gov.vn)
Bước 2: Đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản)
Bước 3: Xác thực người dùng theo hướng dẫn, đăng nhập vào hệ thống, xác định đúng Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
Bước 4: Điền thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký nhận cha, mẹ, con (cung cấp trên Cổng dịch vụ công),
Bước 5: Đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định
Bước 6: Nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật.
Bước 7: Ấn nút hoàn tất việc nộp hồ sơ.
4. Nhận thông tin và quyết định công nhận cha mẹ con
Nhận thông tin hồ sơ công nhận cha, mẹ, con
- Với hình thức nộp trực tiếp: Thông tin nhận cha, mẹ, con được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Với hình thức nộp trực tuyến: Biểu mẫu Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con điện tử với thông tin đầy đủ được gửi cho người yêu cầu qua thư điện tử hoặc thiết bị số. Nếu thấy thông tin đầy đủ, chính xác thì cần phải xác nhận trong vòng tối đa một ngày.
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định, hoặc không có phản hồi sau thời hạn yêu cầu, nội dung Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con sẽ được cán bộ hộ tịch lưu chính thức trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung.
Nhận quyết định công nhận cha, mẹ, con
Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con (cả hai bên phải có mặt, xuất trình giấy tờ tùy thân để đối chiếu) kiểm tra thông tin trên Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con, trong Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con và ký tên vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, nhận Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
5. Một số lưu ý khi làm thủ tục nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: Người yêu cầu cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn của cán bộ tư pháp – hộ tịch.
- Trường hợp người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì có thể bị từ chối giải quyết yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về các trường hợp và thủ tục nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới tại UBND xã hoặc trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình xét nghiệm ADN cha con, mẹ con theo hình thức pháp lý nhận cha, mẹ, con hay có câu hỏi liên quan các chuyên viên pháp lý tại NOVAGEN sẵn sàng tư vấn miễn phí (ngay cả khi bạn không sử dụng các dịch vụ tại NOVAGEN)!
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN NOVAGEN
HOTLINE: 083.424.3399 (miền Bắc) – 0912.18.55.77 (miền Trung) – 0888.109.486 (miền Nam)
Fanpage: Xét nghiệm ADN Novagen – DNA Testing Center
Địa chỉ:
- Trụ sở: Tầng 10, tòa An Phú, 24 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng Miền Trung: 518 đường 2/9, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng
- Văn phòng Miền Nam: Tầng 1, toà Sen Xanh, 36 Trịnh Đình Thảo, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh