Thủ tục hành chính

 

 

Hướng dẫn đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Hướng dẫn đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Hướng dẫn đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là gì và đăng ký lại việc nuôi con nuôi khi cha, mẹ hoặc con là người nước ngoài, hoặc đều là người Việt Nam nhưng lại đang sống tại nước ngoài như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài CHUẨN NHẤT theo Cổng Dịch vụ công Quốc gia được áp dụng tại tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước. 

I. Những trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Con nuôi có yếu tố nước ngoài là gì? Theo khoản 3 điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 bao gồm 3 trường hợp: 

  • Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài: Tức là cha/mẹ là người Việt Nam nhận con nuôi là người nước ngoài; hoặc cha/mẹ là người nước ngoài nhận con nuôi là người Việt Nam.
  • Nuôi con nuôi giữa những người nước ngoài với nhau nhưng thường trú tại Việt Nam: Tức là cả cha/mẹ và con nuôi đều là người nước ngoài nhưng đang sống tại Việt Nam. 
  • Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với với nhau nhưng một bên định cư ở nước ngoài: Tức là cả cha/mẹ và con nuôi đều là người Việt Nam nhưng đang sống tại nước ngoài.

Vậy những trường hợp nào được nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài? Theo Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:

VỚI CON NUÔI ĐÍCH DANH

Người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang ở nước ngoài: Được phép nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp như sau:

  • Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
  • Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
  • Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
  • Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
  • Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

Nuôi con nuôi đích danh là việc thiết lập mối quan hệ cha mẹ con với người con nuôi đã được chỉ định là con nuôi từ trước. 

Người con nuôi đích danh thường có mối quan hệ con riêng (với cha dượng, mẹ kế), cháu bên nội/ngoại, em ruột,… của người nhận làm con nuôi. Hoặc là anh/chị/em ruột với người đang được nhận nuôi bởi người đó. Hoặc con nuôi đích danh là những đối tượng đặc biệt như người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo khác, theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 19/2011/NĐ-CP

Như vậy, để nuôi con nuôi đích danh khi cha mẹ đang sống tại nước ngoài (dù cha mẹ là người Việt Nam hay nước ngoài) thì quy định cũng sẽ khắt khe hơn so với các trường hợp khác. Đặc biệt, nếu cha mẹ nuôi là người nước ngoài thì bắt buộc đã hoặc đang học tập tại Việt Nam ít nhất 01 năm mới đủ điều kiện nhận con nuôi đích danh. 

VỚI CON NUÔI KHÔNG ĐÍCH DANH 

Con nuôi không đích danh là những trường hợp nhận con nuôi không có chỉ định từ trước. Với trường hợp con nuôi không đích danh có yếu tố nước ngoài, việc thực hiện thủ tục nhận con nuôi không quá phức tạp.

Các trường hợp được nhận con nuôi không đích danh có yếu tố nước ngoài

1) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam được phép nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Danh sách các nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam (Nguồn: Bộ Tư pháp)

  • Cộng hòa Ai-len
  • Vương quốc Bỉ (Cộng đồng nói tiếng Pháp và tiếng Hà Lan tại Vương quốc Bỉ)
  • Ca-na-da
  • Vương quốc Đan Mạch
  • Cộng hòa liên bang Đức
  • Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
  • Cộng hòa Italia
  • Đại công quốc Lúc-xăm-bua
  • Cộng hòa Man-ta
  • Vương quốc Na-uy
  • Công hòa Pháp
  • Vương quốc Tây Ban Nha
  • Vương quốc Thụy Điển
  • Liên bang Thụy Sỹ

2). Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi: Cha/mẹ là người Việt Nam, đang sống ở trong nước được phép nhận con nuôi là người nước ngoài.

3). Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam: Cha/mẹ là người nước ngoài, đang sống tại Việt Nam thì được phép nhận con nuôi là người Việt Nam.

II. Khi nào cần phải đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài?

Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được; 

Điều kiện: Cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.

III. Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Dưới đây là quy trình TIÊU CHUẨN  khi đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được áp dụng tại Sở Tư pháp 63 tỉnh thành phố trên cả nước. 

Bước 1: Chuẩn bị tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi

Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoà

Nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây. 

Sau đó, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại.

Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: Miễn phí

Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp

Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

Lưu ý: 

(i) Trường hợp phải chứng minh nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi khi nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ. 

(ii) Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức trên thì có thể yêu cầu người nộp hồ sơ nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ chứng minh thông tin về cư trú, bao gồm: Thẻ căn cước công dân; Chứng minh nhân dân; Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về các trường hợp và thủ tục đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố. Có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình thực hiện đăng ký, hay có câu hỏi liên quan đến thủ tục hành chính – pháp lý nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, các chuyên viên pháp lý tại NOVAGEN sẵn sàng tư vấn miễn phí (ngay cả khi bạn không sử dụng các dịch vụ tại NOVAGEN!)

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN NOVAGEN

HOTLINE: 083.424.3399 (miền Bắc) –  0912.18.55.77 (miền Trung) – 0888.109.486 (miền Nam)

Fanpage: Xét nghiệm ADN Novagen – DNA Testing Center 

Địa chỉ: 

  • Trụ sở: Tầng 10, tòa An Phú, 24 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Miền Trung: 518 đường 2/9, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng
  • Văn phòng Miền Nam: Tầng 1, toà Sen Xanh, 36 Trịnh Đình Thảo, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh

 

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ