Bất kỳ thiếu hụt dinh dưỡng nào trong 3 tháng đầu của thai kỳ đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, việc ăn uống đúng cách là rất quan trọng. Để giúp thai nhi phát triển toàn diện, các mẹ bầu nên tập trung vào việc bổ sungnhững loại dinh dưỡng sau đây trong giai đoạn này. Cùng NOVAGEN ghi chú lại danh sách 3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì nhé!

Tầm quan trọng của việc bổ sung chế độ ăn hợp lý trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu đúng cách sẽ giúp cho:

  • Thai nhi: Giảm thiểu nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, thúc đẩy phát triển trí não toàn diện và đảm bảo đạt được cân nặng và kích thước chuẩn khi sinh ra.
  • Mẹ bầu: Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, kiểm soát cân nặng tốt và duy trì sức khỏe ổn định để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Mang thai lần đầu bị dị tật, phải làm sao?

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu cho mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Điều này là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi bà mẹ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Trong giai đoạn này, sản phụ cần bổ sung những dưỡng chất quan trọng và thiết yếu sau đây:

Axit Folic

Để giúp giảm nguy cơ phát triển dị tật ống thần kinh hoặc tật nứt đốt sống ở thai nhi, mẹ bầu nên tập trung vào việc bổ sung axit folic thông qua khẩu phần ăn hàng ngày. Các thực phẩm giàu axit folic như rau màu xanh thẫm (như cải xanh, rau muống), thịt gia cầm, và ngũ cốc là những lựa chọn tốt. Ngoài ra, việc sử dụng viên uống bổ sung axit folic dưới sự hướng dẫn của bác sĩ cũng là một phương pháp hiệu quả để đảm bảo cung cấp đủ axit folic cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi.

Protein

Protein đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe. Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, protein rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong việc phát triển các tế bào thần kinh. Mỗi ngày, mẹ cần tiêu thụ 70-80g protein để đảm bảo cả mẹ và bé được cung cấp đủ.

Vitamin

Vitamin A (800mcg), Vitamin E (10-15mg), và Vitamin C (70-90mg) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi.

Canxi

Canxi cần được tăng cường trong mỗi bữa ăn, với lượng 300mg/ngày để hỗ trợ việc hình thành xương và răng của thai nhi.

Sắt

Sắt không chỉ quan trọng cho mẹ bầu mà còn thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi. Hằng ngày, sản phụ cần nạp khoảng 30mg sắt để đảm bảo sức khỏe của bé.

DHA

DHA là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não và mắt của bé. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sản phụ cần bổ sung 200mg DHA mỗi ngày.

Iot

Iot cũng là một dưỡng chất cần thiết và quan trọng cho thai nhi. Sản phụ cần tăng cường lượng iot trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Ngoài các dưỡng chất nêu trên, cần bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng như Cholin, … để hỗ trợ sự phát triển của não và tế bào thần kinh của thai nhi.

3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì?

Trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, còn được gọi là 3 tháng đầu, là thời kỳ quan trọng cho sự hình thành của các cơ quan cơ bản như tim, tủy sống, não, gan, phổi… Mặc dù bào thai phát triển rất nhanh chóng trong giai đoạn này, nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Để đảm bảo sự phát triển an toàn và khỏe mạnh cho thai nhi, mẹ bầu cần thiết lập một chế độ ăn uống đa dạng, bao gồm các nhóm thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu đạm: Thịt đỏ và thịt gia cầm cung cấp đạm và khoáng chất như sắt, kẽm. Trứng cũng là nguồn protein và vitamin D quan trọng, nhất là cho sự phát triển xương.

Cá hồi: Được biết đến với hàm lượng vitamin D, canxi, và omega-3 cao, cá hồi là thực phẩm tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nên ăn cá hồi đã được nấu chín.

Rau xanh và trái cây giàu vitamin C: Rau xanh cung cấp chất xơ và nhiều dưỡng chất quan trọng. Trái cây như cam, quýt, bưởi chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ hấp thu sắt và tăng cường sức đề kháng.

Măng tây: Một nguồn axit folic quan trọng, giúp phòng ngừa các dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Nho và chuối: Nho và chuối chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giúp ngăn chặn thiếu máu do thiếu sắt và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nên kiểm soát lượng ăn và không ăn chúng cùng lúc để tránh hàm lượng đường cao.

Sữa chua: Cung cấp canxi và lợi khuẩn, giúp tiêu hóa và ngăn chặn táo bón phổ biến ở mẹ bầu.

Để đảm bảo thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu nên chia nhóm thực phẩm trên vào các bữa ăn nhỏ, đặc biệt khi gặp tình trạng ốm nghén.

Xem thêm: Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh mẹ bầu cần biết cho một thai kỳ khoẻ mạnh

3 tháng đầu mẹ bầu không nên ăn gì?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi rất dễ bị ảnh hưởng nếu mẹ bầu không kiêng khem ăn uống và lạm dụng các chất kích thích. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên tránh:

Hải sản chứa thủy ngân: Cá ngừ, cá kiếm và một số loại cá biển khác có thể chứa nhiều thủy ngân, gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Thịt sống: Cần tránh ăn thịt chưa qua chế biến hoặc nấu chín. Nguy cơ nhiễm khuẩn từ thịt sống có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Quả đu đủ sống: Đu đủ sống có mủ có thể gây co thắt tử cung, dị ứng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nên thay bằng đu đủ chín, giàu chất xơ và dưỡng chất.

Quả dứa (thơm): Chứa bromelain, có thể ảnh hưởng đến cổ tử cung và gây chuyển dạ sớm. Nên hạn chế tiêu thụ dứa để tránh các vấn đề về tiêu hóa và dị ứng.

Các chất kích thích: Caffeine, bia, rượu… Tiêu thụ quá mức caffeine và các loại rượu có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi.

Thực phẩm chế biến sẵn, đường và muối: Bánh kẹo, đồ uống có đường, thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa nhiều muối, đường và hóa chất có thể gây hại sức khỏe và tăng cân, tiểu đường nếu tiêu thụ quá nhiều.

Tuân thủ các nguyên tắc này giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng mẹ bầu nên nạp mỗi giai đoạn trong 3 tháng đầu

Chế độ ăn uống cho bà bầu trong 3 tháng đầu dựa trên việc bổ sung các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho giai đoạn mang thai ban đầu. Mặc dù thực đơn hàng ngày trong cả 3 tháng này có sự tương đồng, nhưng có điều chỉnh nhỏ dựa trên sự phát triển từng tháng của thai nhi.

Tháng đầu

Trong tháng đầu, sản phụ thường gặp các triệu chứng thai nghén như buồn nôn, thèm ăn và bụng cảm giác khó chịu. Để giúp cải thiện tình trạng này và đảm bảo sự phát triển của thai nhi, các mẹ cần bổ sung:

  • Thực phẩm giàu protein như cá, thịt và tinh bột. Bổ sung sữa để cung cấp canxi, chống còi xương cho bé.
  • Sắt từ thực phẩm như thịt bò, thịt lợn nạc để hỗ trợ quá trình sản xuất máu và ngăn chặn thiếu máu.
  • Rau xanh và hạt ngũ cốc như măng tây, đậu trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Tháng hai

Trong tháng này, quan trọng là làm phong phú thực đơn:

  • Tiếp tục bổ sung sắt và axit folic từ thịt bò, thịt lợn, bông súp lơ, quả bơ, đậu bắp, măng tây,…
  • Bổ sung các loại thực phẩm như hạt óc chó, bánh mì, rau xanh, sữa, sản phẩm từ sữa, trứng, thịt vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Tháng cuối

Trong tháng cuối của 3 tháng đầu, tình trạng ốm nghén giảm, chế độ ăn uống có thể phong phú hơn:

  • Bổ sung nhiều rau củ quả như bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, cải chíp, cải bó xôi, măng tây, ngô ngọt, khoai tây, khoai lang,…
  • Uống nhiều nước và nước ép trái cây như nước táo, cam, sinh tố bơ,…
  • Bổ sung thêm sữa và vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các điều chỉnh nhỏ trong khẩu phần ăn giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong mỗi giai đoạn của thai kỳ.

*** Bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Không thay thế chẩn đoán và điều trị của bác sĩ ***