Hỏi & đáp thủ tục pháp luật

 

 

Ai có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con sinh ra do mang thai hộ?

Mang thai hộ là một hình thức hỗ trợ sinh sản ngày càng phổ biến, song vấn đề pháp lý liên quan, đặc biệt là trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra, vẫn được nhiều quan tâm, thắc mắc. Vậy ai sẽ là người có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con sinh ra do mang thai hộ?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trẻ sinh ra do mang thai hộ là con của người nhờ mang thai hộ nên người nhờ mang thai hộ sẽ là những người đầu tiên có trách nhiệm làm giấy khai sinh, đăng ký khai sinh cho trẻ.

Thông tin giải đáp chi tiết, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết NOVAGEN chia sẻ ngay sau đây!

Ai có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con sinh ra do mang thai hộ?
Ai có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con sinh ra do mang thai hộ?

1. Quy định của pháp luật về mang thai hộ

1.1. Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con cho cặp vợ chồng khác thông qua việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Cụ thể, trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng này sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó được cấy vào tử cung của người phụ nữ mang thai hộ. Người mang thai hộ chỉ đóng vai trò “mang” đứa trẻ trong thời gian thai kỳ mà không có quan hệ huyết thống với đứa trẻ.

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì hành vi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính là hành vi bị cấm.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chỉ có những trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (không vì lợi nhuận) mới được pháp luật thừa nhận. Việc mang thai hộ phải được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên, và phải tuân thủ các quy định pháp luật về y tế, hôn nhân và gia đình.

1.2. Điều kiện mang thai hộ

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 95 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ và người được phép mang thai hộ khi:

2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

2. Trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con sinh ra do mang thai hộ thuộc về ai?

Theo quy định của pháp luật, con sinh ra từ mang thai hộ được coi là con của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, và họ sẽ có đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm pháp lý đối với đứa trẻ. Điều 94 của Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.” Điều này có nghĩa là về mặt pháp lý, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ.

Trách nhiệm đăng ký khai sinh được quy định chi tiết tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 với nội dung như sau:

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

Như vậy, trẻ sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ được xác định là con của người nhờ mang thai hộ và những người này sẽ là người đầu tiên có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh, làm giấy khai sinh cho con.

3. Thủ tục làm giấy khai sinh cho con sinh ra do mang thai hộ

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con sinh ra do mang thai hộ không quá phức tạp, tuy nhiên cần tuân thủ một số quy định đặc biệt liên quan đến việc mang thai hộ. Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định rõ tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 với nội dung cụ thể gồm:

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký khai sinh: Hướng dẫn chi tiết A-Z

4. Kết luận

Trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con sinh ra từ mang thai hộ thuộc về cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Họ là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ theo quy định của pháp luật nên sẽ có quyền và nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con mình. Mặc dù người mang thai hộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai và sinh con, nhưng về mặt pháp lý, người này sẽ không có quyền lợi hay trách nhiệm gì liên quan đến đứa trẻ sau khi sinh.

Bài viết xem nhiều

NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ