Theo quy định pháp luật về việc xác minh quan hệ cha mẹ con có yêu cầu: “Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con”. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì các chứng cứ, căn cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con bao gồm những gì? Cùng NOVAGEN tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bằng chứng, giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ – con là gì?

Từ tên gọi “các chứng cứ, căn cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con,” chúng ta có thể hiểu rằng đây là các tài liệu chứa thông tin có giá trị để xác thực quan hệ huyết thống giữa các cá nhân, chứng minh rằng một cá nhân có mối quan hệ cha – con hoặc mối quan hệ mẹ – con với một cá nhân khác.

Để xác minh quan hệ cha, mẹ, con, Luật Hộ tịch năm 2014 cùng với các văn bản hướng dẫn như Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP đã thiết lập những quy định chi tiết và cụ thể. Điều này đặc biệt quan trọng để đáp ứng các tình huống thực tế, đặc biệt là trong trường hợp khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. Những quy định này cung cấp hướng dẫn và quy trình để xác minh quan hệ gia đình một cách rõ ràng và công bằng, đảm bảo quyền lợi của tất cả những người liên quan trong quá trình xác minh quan hệ cha, mẹ, con.

Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Theo quy định trên thì loại hình văn bản thứ nhất đóng vai trò chứng minh quan hệ cha – con, mẹ – con đó chính là văn bản do các cơ quan y tế, cơ quan giám định,… có xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

Hiện nay, kết quả xét nghiệm ADN với độ chính xác 99,999999% là bằng chứng có tính PHÁP LÝ cao và có giá trị QUYẾT ĐỊNH trong các phiên Tòa.

Thông thường, các văn bản xác nhận của cơ quan y tế, cơ quan giám định xác nhận quan hệ cha, mẹ, con đều dựa trên kết luận giám định ADN. Kết luận giám định ADN là văn bản ghi lại kết quả giám định khi tiến hành so sánh mã gen trong hai mẫu bệnh phẩm được giám định.

Với bản kết quả xét nghiệm ADN được chấp nhận tại UBND xã/phường – Sở Tư pháp – TAND các cấp tỉnh thành phố trên toàn quốc, NOVAGEN đã hỗ trợ hàng nghìn trường hợp hoàn thành quy trình pháp lý một cách thuận lợi và nhanh chóng.

NOVAGEN sẵn sàng cung cấp sự tư vấn chi tiết và chuyên nghiệp về việc giám định ADN và các thủ tục Pháp lý liên quan. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết!

Xem thêm: 

Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền? Cập nhật bảng giá mới nhất

Quy trình xét nghiệm ADN tại NOVAGEN

Trường hợp bạn không có phiếu kết quả phân tích ADN của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con, lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha con thì sẽ có thể thay thế cho kết quả xét nghiệm ADN.

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bằng chứng, giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ con. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật.