Một bạn đọc đã gửi tới câu hỏi “Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con?” với nội dung cụ thể như sau: Tôi hiện đang cư trú tại thành phố Hà Nội, có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và đã sinh được một bé trai. Chúng tôi chưa đăng ký kết hôn và tôi cũng đang có gia đình riêng. Vậy nếu muốn nhận con để nhập vào hộ khẩu thì tôi cần đến cơ quan nào để thực hiện thủ tục? Phải chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu gì?
Trong trường hợp này, thẩm quyền thực hiện đăng ký nhận cha, con sẽ thuộc về UBND cấp xã, phường nơi người cha cư trú hoặc người con cư trú. Để thực hiện, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để nộp và xuất trình theo quy định của pháp luật.
Thông tin chi tiết về thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con và các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị, mời bạn đọc tham khảo ngay trong bài viết NOVAGEN chia sẻ sau đây!
1. Thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, con thuộc về:
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
Do đó, nếu không có tranh chấp thì các bên sẽ tiến hành chuẩn bị, nộp hồ sơ xác định cha, con cho cơ quan đăng ký hộ tịch trong trường hợp này là UBND cấp xã, phường nơi người cha cư trú hoặc người con cư trú.
2. Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để thực hiện thủ tục xác nhận quan hệ cha con?
Theo quy định tại Mục 4 Luật Hộ tịch 2014 thì thẩm quyền đăng ký nhận cha, con sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, con thực hiện đăng ký nhận cha, con và thủ tục đăng ký nhận cha, con được thực hiện theo trình tự các bước sau:
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Bên cạnh đó thì căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con gồm có:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, con.
Và để có được chứng cứ chứng minh quan hệ cha con nhanh chóng, chính xác thì cách tốt nhất là thực hiện xét nghiệm ADN pháp lý. Đây là phương pháp kiểm tra mối quan hệ huyết thống có độ chính xác cực cao, lên tới 99,999999% và được công nhận tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Bản kết quả xét nghiệm ADN pháp lý trả ra có giá trị pháp lý trước các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các đơn vị thực hiện xét nghiệm ADN phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của kết quả này.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết việc thực hiện thủ tục nhận cha mẹ con
3. Kết luận
Việc xác nhận quan hệ cha con là một thủ tục pháp lý quan trọng, nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của cha, con. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con trong trường hợp không có tranh chấp và nếu có tranh chấp hay thuộc các trường hợp phức tạp hơn thì cần nộp đơn yêu cầu tới Tòa án có thẩm quyền.