Hỏi & đáp thủ tục pháp luật

 

 

Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp mẹ mang thai và sinh con ra khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Vậy làm thế nào để đăng ký khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì mỗi cá nhân từ khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Do đó, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả trường hợp mẹ sinh con khi chưa đủ tuổi kết hôn thì con vẫn có quyền được khai sinh.

Chi tiết thông tin giải đáp, thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn, mời bạn đọc tham khảo bài viết NOVAGEN chia sẻ ngay sau đây!

Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn
Hướng dẫn làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn

1. Độ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật

Nam nữ muốn kết hôn phải tuân thủ những điều kiện được quy định tại Điều 5, Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

2. Mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì có khai sinh cho con được không?

Theo pháp luật hiện hành, bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền được đăng ký khai sinh, bất kể hoàn cảnh hôn nhân của cha mẹ. Điều này được quy định rõ ràng tại Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015: “Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh”. Cụ thể, trẻ em có quyền được đăng ký khai sinh ngay sau khi sinh ra và cha mẹ hoặc ông bà, người thân, cá nhân/tổ chức nuôi dưỡng sẽ có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ.

Do đó, dù người mẹ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ trong việc được khai sinh và có giấy khai sinh (giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân) – căn cứ để điều chỉnh các hồ sơ, giấy tờ khác của công dân.

Tuy nhiên, việc mẹ chưa đủ tuổi kết hôn cũng sẽ tạo ra một số khó khăn trong việc khai sinh cho con, đặc biệt trường hợp ghi thông tin cha vào giấy khai sinh của con, để con theo họ cha. Với trường hợp này, để đăng ký khai sinh cho con theo họ cha thì cần thực hiện đồng thời thủ tục đăng ký nhận cha con (cung cấp chứng cứ chứng minh quan hệ cha con – thông thường là bản kết quả xét nghiệm ADN cha con pháp lý).

3. Cách làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn

Quy trình làm giấy khai sinh cho con trong trường hợp mẹ chưa đủ tuổi kết hôn không khác biệt nhiều so với các trường hợp thông thường, nhưng sẽ có một số điểm cần lưu ý về việc ghi nhận thông tin cha mẹ trên giấy khai sinh. Dưới đây là các bước cần thực hiện:

3.1. Trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ

Trách nhiệm đăng ký khai sinh được quy định chi tiết tại Điều 15 Luật Hộ tịch với nội dung cụ thể như sau:

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

3.2. Thủ tục đăng ký khai sinh khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính).
  • Mẫu hộ tịch điện tử tương tác đăng ký khai sinh (do người yêu cầu cung cấp thông tin theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công, nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến).
  • Người có yêu cầu đăng ký khai sinh thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ.

Giấy tờ phải nộp gồm có:

  • Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
  • Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Giấy tờ phải xuất trình gồm có:

  • Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh.
  • Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân.

Lưu ý:

  • Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong CSDLQGVDC, CSDLHTĐT, được hệ thống điền tự động thì không phải tải lên (theo hình thức trực tuyến).
  • Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã có thẩm quyền; nộp lệ phí nếu thuộc trường hợp phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh; nộp phí cấp bản sao Giấy khai sinh nếu có yêu cầu cấp bản sao Giấy khai sinh.

Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến, người có yêu cầu đăng ký khai sinh truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản), xác thực người dùng theo hướng dẫn, đăng nhập vào hệ thống, xác định đúng Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký khai sinh (cung cấp trên Cổng dịch vụ công), đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật, hoàn tất việc nộp hồ sơ.

Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, hợp lệ của hồ sơ.

Công chức tư pháp – hộ tịch thẩm tra hồ sơ (thẩm tra tính thống nhất, hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu nộp, xuất trình hoặc đính kèm).

Bước 4: Cấp giấy khai sinh

Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định, trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh theo hình thức trực tiếp, thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin đăng ký khai sinh trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, lưu chính thức và chuyển thông tin đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Sau khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trả về Số định danh cá nhân, công chức tư pháp – hộ tịch in Giấy khai sinh, trình Lãnh đạo UBND ký, chuyển tới Bộ phận một cửa để trả kết quả cho người có yêu cầu.

Người có yêu cầu đăng ký khai sinh kiểm tra thông tin trên Giấy khai sinh, trong Sổ đăng ký khai sinh và ký tên vào Sổ đăng ký khai sinh, nhận Giấy khai sinh.

Trường hợp muốn ghi thông tin của cha vào giấy khai sinh của con, để con theo họ cha khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì thực hiện theo thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con.

4. Kết luận

Pháp luật Việt Nam đã có những quy định rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, bao gồm quyền được khai sinh, bất kể hoàn cảnh hôn nhân của cha mẹ. Trong trường hợp mẹ chưa đủ tuổi kết hôn, việc làm giấy khai sinh cho con vẫn có thể thực hiện một cách hợp pháp và không bị cản trở bởi các điều kiện về hôn nhân.

Quy trình làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn cũng tương tự như các trường hợp thông thường. Tuy nhiên, trong trường hợp muốn ghi thông tin cha vào giấy khai sinh thì cần thực hiện đồng thời thủ tục đăng ký khai sinh, thủ tục đăng ký nhận cha con và việc nhận cha con phải có sự đồng ý của mẹ đứa trẻ.

Bài viết xem nhiều

NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ