Hỏi & đáp thủ tục pháp luật

 

 

Thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho con khi cha mẹ là người nước ngoài

Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ quan trọng để xác nhận ra đời của một cá nhân, bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của họ trong xã hội. Trong trường hợp cha mẹ là người nước ngoài sinh con tại Việt Nam, việc cấp giấy khai sinh cho trẻ được thực hiện theo những quy định pháp luật cụ thể và có những quy trình riêng. Vậy thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho con khi cha mẹ là người nước ngoài thuộc về cơ quan nào và quy trình thực hiện thủ tục diễn ra như thế nào? Bài viết NOVAGEN chia sẻ sau sẽ giải đáp chi tiết các quy định, điều kiện và thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho con trong trường hợp cha mẹ là người nước ngoài tại Việt Nam.

Thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho con khi cha mẹ là người nước ngoài
Thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho con khi cha mẹ là người nước ngoài

1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho con khi cha mẹ là người nước ngoài?

Theo quy định tại Điều 35 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Do đó, trường hợp cha mẹ là người nước ngoài sinh con tại Việt Nam thì thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho con sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ.

2. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ là người nước ngoài

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con có cha mẹ là người nước ngoài được quy định chi tiết tại Điều 36 Luật Hộ tịch 2014. Cụ thể như sau:

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

Khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014: “Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.”

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Điều 14 Luật Hộ tịch 2014: Nội dung đăng ký khai sinh

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.

>>> Xem thêm: Cha mẹ định cư ở nước ngoài có thể làm giấy khai sinh tại Việt Nam cho con không?

3. Kết luận

Tóm lại, trường hợp cha mẹ là người nước ngoài sinh con tại Việt Nam thì thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho con sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ. Nếu cha mẹ là người nước ngoài đến Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký khai sinh cho con thì sẽ không thực hiện được thủ tục này vì Ủy ban nhân dân cấp xã không đủ thẩm quyền để cấp.

Bài viết xem nhiều

NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ