Hỏi & đáp thủ tục pháp luật

 

 

Con ngoài giá thú có được mang họ cha không?

Con ngoài giá thú có được mang họ cha không?

Con ngoài giá thú có được mang họ cha không? Có. Con ngoài giá thú muốn mang họ cha cần làm thủ tục con nhận cha kết hợp khai sinh, hoặc nếu đã có giấy khai sinh theo họ mẹ thì làm thủ tục con nhận cha sau đó tiến hành bổ sung tên cha vào giấy khai sinh và đổi họ theo họ cha.

Dưới đây là hướng dẫn thủ tục để con ngoài giá thú mang họ cha, mời độc giả cùng theo dõi.

Con ngoài giá thú có được mang họ cha không?

Có. Con ngoài giá thú CÓ được phép mang họ cha khi đã làm thủ tục con nhận cha

  • Với con ngoài giá thú chưa khai sinh: Kết hợp làm thủ tục con nhận cha với khai sinh. 
  • Với con ngoài giá thú đã khai sinh: Làm thủ tục cha nhận con, sau đó bổ sung tên cha vào giấy khai sinh, sau đó đổi họ cho con theo họ cha. 

Hướng dẫn thủ tục đăng ký cho con ngoài giá thú mang họ cha khi con chưa khai sinh

Thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con kết hợp khai sinh, chi tiết như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con ruột

Tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con ruột là văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con. 

Trong đó thường dùng bản xét nghiệm ADN cha con khai sinh (ADN cha con theo hình thức pháp lý)

Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con kể trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, trong đó có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Có 2 hình thức làm xét nghiệm ADN cha con theo hình thức pháp lý, bao gồm:

  • Đặt lịch để chuyên viên xét nghiệm ADN tới tận nhà để thực hiện xét nghiệm ADN
  • Trực tiếp tới đơn vị xét nghiệm ADN để làm xét nghiệm cho cha và con. 

Chuyên viên xét nghiệm ADN sẽ thực hiện quy trình xét nghiệm ADN pháp lý như sau: đối chiếu giấy tờ tùy thân của cha và con; chụp ảnh chân dung; thực hiện lấy mẫu ADN cha và con; lấy dấu vân tay cam đoan. 

Khi làm xét nghiệm ADN cha con khai sinh, gia đình cần chuẩn bị: giấy tờ tùy thân (căn cước hoặc hộ chiếu còn hạn) của cha và giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của trẻ.

Mẫu ADN của cha và con thường dùng đó là mẫu máu hoặc niêm mạc miệng (nước bọt). 

Thời gian trả kết quả ADN cha con khai sinh chỉ từ 04 giờ làm việc cho tới 02 ngày làm việc (tính từ thời điểm phòng thí nghiệm nhận mẫu ADN, không bao gồm thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ Tết theo quy định Nhà nước).

Bước 2: Nộp hồ sơ nhận cha con kết hợp khai sinh tại UBND xã (phường) hoặc Cổng dịch vụ công

Trường hợp nhận cha mẹ con kết hợp khai sinh trực tiếp tại UBND xã (phường)

  • Chuẩn bị hồ sơ bản cứng gồm có: Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con ruột; Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu; Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu; Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
  • Xuất trình: Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng; Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân.
  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã (phường)
  • Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.

Trường hợp nhận cha mẹ con kết hợp khai sinh trực tuyến trên Cổng dịch vụ công 

Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dichvucong.—.gov.vn) và thực hiện: 

  • Chuẩn bị bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ như sau: Mẫu hộ tịch điện tử tương tác đăng ký nhận cha mẹ con kết hợp khai sinh, Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con ruột; Giấy chứng sinh; Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng; Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân.
  • Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản), xác thực người dùng theo hướng dẫn
  • Đăng nhập vào hệ thống, xác định đúng Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) có thẩm quyền.
  • Người có yêu cầu nhận cha, mẹ, con trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác nhận cha, mẹ, con (cung cấp trên Cổng dịch vụ công),
  • Đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; 
  • Nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật, hoàn tất việc nộp hồ sơ.
  • Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.

Bước 3: Nhận kết quả và hoàn tất thủ tục khai sinh kết hợp nhận cha con ruột

Người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con (cả hai bên phải có mặt, xuất trình giấy tờ tuỳ thân để đối chiếu) kiểm tra thông tin trên Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con, Giấy khai sinh, trong Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, Sổ đăng ký khai sinh và ký tên vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, Sổ đăng ký khai sinh, nhận Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con, Giấy khai sinh.

Hướng dẫn thủ tục con ngoài giá thú mang họ cha khi con đã khai sinh theo họ mẹ

Thực hiện thủ tục nhận cha cho con, sau đó bổ sung tên cha vào giấy khai sinh và đổi họ của con theo họ cha

a. Thủ tục nhận cha cho con

Gồm có các bước như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con ruột – Thường dùng bản xét nghiệm ADN cha con pháp lý

Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND xã (phường) hoặc Cổng dịch vụ Công

Bước 3: Nhận Trích lục đăng ký con nhận cha

b. Bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con 

Sau khi được cấp trích lục đăng ký con nhận cha, gia đình cần làm thủ tục bổ sung phần khai về người cha trong Giấy khai sinh của con.

Theo quy định tại Điều 29 Luật Hộ tịch, như sau:

“1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch (UBND xã (phường) nơi cư trú).

Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.”

Như vậy, sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung phần khai về người cha thì bản chính Giấy khai sinh của con sẽ có đầy đủ các thông tin: Họ và tên cha và các thông tin khác có liên quan theo quy định.

b. Đổi họ cho con theo họ của cha

Về việc thay đổi họ cho con từ họ mẹ sang họ cha, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi  họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại. 

Về thủ tục đăng ký thay đổi họ được quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:

“1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”

Như vậy, theo quy định trên thì gia đình cần chuẩn bị hồ sơ gồm: Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của con và Trích lục đăng ký con nhận cha. Sau đó đến UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của gia đình để được xem xét giải quyết.

Kết luận

Con ngoài giá thú có được mang họ cha, khi đã hoàn tất thủ tục con nhận cha (hoặc khai sinh kết hợp nhận cha mẹ con). Trong trường hợp trẻ đã làm giấy khai sinh theo họ mẹ thì cần làm thủ tục con nhận cha sau đó tiến hành bổ sung tên cha vào giấy khai sinh và đổi họ theo họ cha.

Bài viết xem nhiều

NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ