Con không phải của con đẻ của cha khi ly hôn có phải cấp dưỡng hay không sẽ phụ thuộc vào việc Tòa đã xác nhận và đưa ra quyết định trong quyết định ly hôn hay chưa.
- Người cha không phải cấp dưỡng: Khi đã được Tòa xác nhận trong quyết địn ly hôn rằng con chung trong thời kỳ hôn nhân không phải con đẻ
- Người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Khi KHÔNG làm thủ tục xác nhận con chung trong thời kỳ hôn nhân không phải con đẻ trong quyết định ly hôn.
Vậy làm thế nào để Tòa xác nhận con chung trong thời kỳ hôn nhân không phải con đẻ của cha, từ đó ra quyết định người cha không phải cấp dưỡng? Cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Nội dung:
1. Con không phải của con đẻ của cha khi ly hôn có phải cấp dưỡng?
Hai vợ chồng có con chung trong thời kỳ hôn nhân, trên giấy khai sinh của con có cả cha lẫn mẹ thì sau khi ly hôn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung nếu không trực tiếp là người chăm sóc.
Căn cứ theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Vậy con không phải của con đẻ của cha thì khì khi ly hôn có phải cấp dưỡng?
- Khi đã được Tòa xác nhận trong quyết định ly hôn rằng: con chung trong thời kỳ hôn nhân không phải con đẻ thì người cha không phải cấp dưỡng.
- Khi không làm thủ tục xác nhận con chung trong thời kỳ hôn nhân không phải con đẻ trong quyết định ly hôn thì người cha phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Như vậy, khi ly hôn, người cha phải chứng minh được con không phải của con đẻ của cha với Tòa, để Tòa ra quyết định từ bỏ nghĩa vụ cấp dưỡng của người cha. Khi chứng minh được con không phải con đẻ, tức con không phải con chung giữa hai vợ chồng, thì người cha sẽ không phải cấp dưỡng cho đứa trẻ sau ly hôn.
2. Thủ tục xác nhận con không phải con đẻ của cha & từ bỏ nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn
- Bước 1: Xét nghiệm ADN cha con ly hôn để chứng minh KHÔNG có quan hệ huyết thống cha con.
- Bước 2: Nộp bản xét nghiệm ADN ly hôn cho Tòa trong bộ hồ sơ ly hôn (đơn ly hôn, các giấy tờ khác nếu có).
- Bước 3: Nhận quyết định ly hôn từ Tòa.
Bước 1: Xét nghiệm ADN pháp lý để chứng minh KHÔNG có quan hệ huyết thống cha con
Để chứng minh con không phải con đẻ của cha, người cha và đứa trẻ cần làm xét nghiệm ADN cha con ly hôn (theo hình thức pháp lý). Đây sẽ là cơ sở để Tòa ra quyết định cuối cùng về việc cấp dưỡng cho con.
Hiện nay có 02 hình thức làm xét nghiệm ADN cha con ly hôn, bao gồm:
- Người cha và đứa trẻ trực tiếp đến trung tâm xét nghiệm ADN để thực hiện lấy mẫu ADN.
- Người cha và đứa trẻ đặt lịch để chuyên viên xét nghiệm ADN tới nhà lấy mẫu ADN.
Chuyên viên xét nghiệm ADN tiến hành các thủ tục bao gồm:
- Kiểm tra thông tin cá nhân trên giấy tờ tùy thân, bao gồm căn cước/hộ chiếu còn hạn của người cha và giấy khai sinh của đứa trẻ.
- Điền thông tin cá nhân của người cha và đứa trẻ vào hồ sơ xét nghiệm ADN.
- Chụp ảnh chân dung của người cha và đứa trẻ.
- Lấy mẫu xét nghiệm ADN của người cha và đứa trẻ. Với xét nghiệm ADN khai sinh thường sử dụng mẫu máu hoặc mẫu niêm mạc miệng (nước bọt).
- Hướng dẫn người cha lấy dấu vân tay cam đoan trên biên bản xét nghiệm ADN.
Sau 04 giờ làm việc cho tới 02 ngày làm việc kể từ thời điểm đơn vị xét nghiệm ADN hoàn tất thủ tục thu nhận mẫu ADN, khách hàng nhận được bản kết quả xét nghiệm ADN cha con pháp lý.
Trên bản xét nghiệm ADN có đầy đủ thông tin và được đóng dấu mộc kèm chữ ký của Giám đốc Trung tâm xét nghiệm ADN, có giá trị pháp lý tại các Tòa án địa phương trên cả nước trong quá trình ly hôn.
Nếu không thể thực hiện xét nghiệm ADN cha con pháp lý thì phải làm gì? Trong một số trường hợp, người cha có thể yêu cầu và Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định ADN cha con để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai vợ chồng.
Bước 2: Nộp bản xét nghiệm ADN pháp lý ly hôn cho Tòa
Bản xét nghiệm ADN cha con theo hình thức pháp lý, trong đó kết quả cho thấy con KHÔNG phải con đẻ của cha được coi là bằng chứng xác đáng để Tòa giải quyết tranh chấp trong ly hôn. Vợ chồng sẽ cần nộp bản xét nghiệm ADN pháp lý này trong bộ hồ sơ ly hôn.
Bộ hồ sơ ly hôn khi nộp cho Tòa cần có:
- Đơn xin ly hôn (đơn phương hoặc thuận tình)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính hoặc bản sao);
- Căn cước của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
- Bản xét nghiệm ADN cha con theo hình thức pháp lý (ly hôn)
Bước 3: Nhận quyết định ly hôn từ Tòa
Khi tiếp nhận hồ sơ ly hôn trong đó có bản xét nghiệm ADN cha con theo hình thức pháp lý xác nhận con KHÔNG phải con đẻ của cha, Tòa sẽ xem xét và ra quyết định người cha KHÔNG cần thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho đứa trẻ.
Người cha có thể yêu cầu xóa tên mình khỏi giấy khai sinh của trẻ. Như vậy, giấy khai sinh mới sẽ chỉ có tên mẹ, đứa trẻ lúc này là con riêng của mẹ chứ không phải con chung trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng.
Kết luận
Con không phải của con đẻ của cha thì khi ly hôn KHÔNG cần cấp dưỡng nếu người cha làm xét nghiệm ADN cha con pháp lý để chứng minh và nộp cho Tòa trong quá trình ly hôn. Bản xét nghiệm ADN cha con pháp lý xác nhận con KHÔNG phải con đẻ của cha là căn cứ xác đáng để Tòa ra quyết định người cha KHÔNG cần thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho đứa trẻ.