Hỏi & đáp thủ tục pháp luật

 

 

Có thể đổi họ con riêng của vợ sang họ chồng hiện tại?

Một bạn đọc đã gửi tới câu hỏi “Có thể đổi họ con riêng của vợ sang họ chồng hiện tại không?” với nội dung chi tiết như sau: Tôi là mẹ đơn thân và con tôi hiện tại 5 tuổi, đang mang họ của tôi. Tuy nhiên, chồng mới của tôi lại đề nghị đổi họ của bé thành họ của anh ấy và bản thân thôi cũng đồng ý với ý kiến này. Vậy có thể đổi của con tôi sang họ của chồng mới không?

Pháp luật hiện hành không có quy định về việc đổi họ của con riêng sang họ của cha dượng (chồng hiện tại của mẹ). Tuy nhiên, nếu vẫn muốn thực hiện thì bắt buộc, người chồng hiện tại cần nhận con riêng làm con nuôi rồi mới tiến hành làm thủ tục đổi họ cho con được.

Chi tiết thông tin giải đáp về tình huống trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết NOVAGEN chia sẻ sau đây để biết thêm chi tiết!

Có thể đổi họ con riêng của vợ sang họ chồng hiện tại?
Có thể đổi họ con riêng của vợ sang họ chồng hiện tại?

1. Có thể thay đổi họ khi nào? Một số trường hợp cụ thể

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

  • Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
  • Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
  • Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
  • Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
  • Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
  • Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
  • Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
  • Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 27 của Luật này thì:

  • Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
  • Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

2. Có thể đổi họ con riêng của vợ sang họ chồng hiện tại không?

Từ các trường hợp quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ nêu trên thì bạn có thể hiểu rằng, pháp luật hiện hành không đưa ra bất cứ quy định nào về việc đổi họ của con riêng sang họ của cha dượng. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn đổi họ của con riêng sang họ của người chồng hiện tại (cha dượng) thì cha dượng có thể thực hiện thủ tục nhận con riêng làm con nuôi để áp dụng theo trường hợp “Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi”.

3. Điều kiện để thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi

Để thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi thì cần phải chú ý tới các quy định tại Điều 8 và Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010. Cụ thể:

Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
  • Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

Do đó, nếu cả chồng hiện tại của bạn lẫn con riêng của bạn đáp ứng được các điều kiện nhận nuôi con nuôi theo pháp luật quy định thì có thể thực hiện thủ tục nhận con riêng làm con nuôi rồi làm thủ tục đổi họ cho con riêng sang họ của cha dượng.

>>> Xem thêm:

4. Kết luận

Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc thay đổi họ của con riêng của vợ sang họ của người chồng hiện tại là hoàn toàn có thể thực hiện được nếu cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi. Thủ tục thay đổi họ sẽ được thực hiện sau khi hoàn tất việc nhận con nuôi. Ngoài ra, cần lưu ý rằng đối với trẻ em từ 9 tuổi trở lên thì việc thay đổi họ sẽ cần phải có cả sự đồng ý của trẻ.

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ