Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào? Cách phòng bệnh bạch hầu

Trong những ngày gần đây, tại Việt Nam đã ghi nhận 01 trường hợp t.ử v.o.n.g do bệnh bạch hầu. Đây là một bệnh truyền nhiễm được xếp vào nhóm nguy hiểm, buộc phải cách ly, có khả năng lây truyền nhanh và tử vong cao.

Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng từ người bệnh hoặc người mang vi khuẩn. Tiếp xúc gián tiếp với vật dụng cá nhân, ăn/uống chung với người mang bệnh cũng có thể lây truyền bệnh bạch cầu.

TRIỆU CHỨNG BỆNH BẠCH HẦU
👉 Thể nhẹ: Sốt nhẹ, đau họng, khó chịu, sổ mũi có thể lẫn máu, họng hơi đỏ, amidan có điểm trắng mờ
👉 Phát bệnh: Sốt cao, nuốt đau, da xanh tái; khám họng thấy giả mạc màu trắng lan tràn ở một bên hoặc hai bên amidan, có thể lan trùm cả lưỡi gà lẫn màn hầu.
⛔ Riêng với thể BẠCH HẦU ÁC TÍNH: gây tử vong chỉ trong vòng 24-48 giờ, người bệnh sốt cao, mạch nhanh, tụt huyết áp, suy tim mạch, da xanh tái và xuất huyết dưới da.

Hiện nay, bệnh bạch hầu ĐÃ CÓ VẮC-XIN phòng bệnh, tiêm chủng cho trẻ ngay từ 02 tháng tuổi, người lớn và thai phụ
👉 Cụ thể, trẻ dưới 02 tuổi cần tuân thủ lịch tiêm chủng như sau:
3 mũi cơ bản: Vào lúc 02, 03 và 04 tháng tuổi
3 mũi nhắc lại: Vào lúc 18-24 tháng, 4-7 tuổi và 9-15 tuổi.
Khi tiêm đủ các mũi cơ bản và nhắc lại, hiệu quả phòng bệnh bạch hầu là >97%.
👉 Người lớn cũng cần rà soát và tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu mỗi 10 năm sau mũi tiêm cuối cùng từ 9-15 tuổi, để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.
👉 Với thai phụ: cần tiêm một mũi bạch hầu – ho gà – uốn ván trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Nguồn ảnh: Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế