Nâng cao nhận thức về Ngày Ung thư Phổi Thế Giới 1/8

Ngày Ung thư Phổi Thế giới 1/8 được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2012 thông qua sự hợp tác giữa Diễn đàn các Hiệp hội Hô hấp Quốc tế (FIRS) và Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Phổi Quốc tế (IASLC). Ngày này đóng vai trò là nền tảng cho các tổ chức, chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nhà nghiên cứu và người ủng hộ cùng chung tay nỗ lực nâng cao nhận thức, thúc đẩy phát hiện sớm và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi ung thư phổi. Vào ngày Ung thư Phổ Thế giới hàng năm thì một số chiến dịch và hoạt động được tổ chức trên khắp thế giới nhằm nêu bật tầm quan trọng của việc nghiên cứu để chống lại ung thư phổi.

Nâng cao nhận thức về Ngày Ung thư Phổi Thế Giới 1/8
Nâng cao nhận thức về Ngày Ung thư Phổi Thế Giới 1/8

Một số thông tin đáng chú ý về ung thư phổi

  • Ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các loại ung thư (chiếm 18 nghìn tỷ ca tử vong trên toàn thế giới). Không chỉ vậy, đây còn là căn bệnh ung thư mà nam giới ở các nước đang phát triển mắc phải phổ biến.
  • Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, chiếm khoảng 85% các ca bệnh. Tuy nhiên, những người không hút thuốc cũng có thể mắc bệnh do các yếu tố khác như tiếp xúc với khói thuốc, ô nhiễm không khí, tiếp xúc với chất độc hại, di truyền và hệ miễn dịch yếu.
  • Triệu chứng của ung thư phổi thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu, nhưng khi bệnh tiến triển thì có thể xuất hiện ho kéo dài, khó thở, đau ngực, ho ra máu và giảm cân không rõ nguyên nhân.

Làm thế nào để phòng ngừa ung thư phổi?

  • Bỏ thuốc lá: Đây là biện pháp quan trọng nhất để thiểu giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Hãy nhờ sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các chương trình cai thuốc lá nếu cần.
  • Tránh khói thuốc thụ động: Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá từ người khác.
  • Kiểm tra môi trường sống và làm việc: Đảm bảo không gian sống và làm việc không bị ô nhiễm, không chứa các chất độc hại như amiăng, radon,…
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Chúng ta có thể chung tay làm gì?

  • Chia sẻ kiến thức: Hãy chia sẻ thông tin về bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe lá phổi nói riêng, cách phòng ngừa bệnh ung thư phổi với người thân, bạn bè và cộng đồng.
  • Tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức: Tham gia hoặc tổ chức các sự kiện, chiến dịch để lan tỏa thông điệp về bảo vệ sức khỏe lá phổi.

Nhìn chung, ung thư phổi tuy là căn bệnh nguy hiểm, khó chữa nhưng chúng ta có thể chung tay đẩy lùi góp phần nó bằng cách nâng cao nhận thức, phòng ngừa và hỗ trợ nghiên cứu. Hãy cùng nhau hành động để hướng đến một thế giới không còn ung thư!