Theo dõi chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra đánh giá toàn diện về sức khỏe và phát triển của thai nhi trong quá trình thai kỳ.
Đa số các bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ đều chỉ bận tâm đến chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ mà quên mất đến các chỉ số thai nhi quan trọng khác như đường kính lưỡng đỉnh (BDP), chiều dài xương đùi thai nhi (FL), chu vi vòng bụng (AC), và chu vi vòng đầu (HC). Những chỉ số này không chỉ là các phương tiện đo lường quan trọng mà còn là các chỉ báo quan trọng về sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Đặc biệt chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển của bé trong trong bụng mẹ, đồng thời sàng lọc khả năng trẻ có bị dị tật hay không. Theo dõi chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần giúp mẹ điều chỉnh và cải thiện chiều cao của bé yêu ngay từ khi còn trong bụng. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung:
Ý nghĩa của chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi trong siêu âm
Bên cạnh những yếu tố như tuổi thai nhi (GA) và cân nặng thai (EFW), chỉ số chiều dài xương đùi (FL) cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển và tiềm ẩn của thai nhi. Thông tin từ chiều dài xương đùi có thể cung cấp những đánh giá quan trọng như sau:
Sự phát triển của thai nhi
Chiều dài xương đùi thai nhi là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của bé trong tử cung. Nó cung cấp thông tin về việc liệu sự phát triển đang diễn ra một cách bình thường hay có điều gì đặc biệt.
Dự đoán chiều cao sau này của bé
Chỉ số này có thể giúp dự đoán một phần về chiều cao của bé sau khi chào đời. Tuy chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như dinh dưỡng, môi trường sống và hoạt động tập luyện, nhưng chiều dài xương đùi thai nhi cung cấp một cái nhìn sơ bộ.
Đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down
Nếu chiều dài xương đùi thai nhi ngắn hơn tiêu chuẩn, có thể là dấu hiệu của nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong nhiều yếu tố đánh giá, và không phải mọi trường hợp có xương đùi ngắn đều mắc hội chứng Down.
Thông số để đánh giá thai nhi có bị hội chứng Down hay không là đo độ mờ da gáy, hoặc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như: NIPT, Double Test, ….
Xem thêm:
Xét nghiệm NIPT phát hiện những bệnh gì?
Các gói xét nghiệm NIPT – Mẹ bầu nên chọn gói nào?
Ý nghĩa quan trọng từ tuần thứ 14 của thai kỳ
Từ tuần thứ 14 của thai kỳ, bác sĩ sẽ xác định được chiều dài xương đùi của bé yêu trong bụng và luôn được duy trì xác định trong các lần khám thai kế tiếp.
Vì vậy, việc theo dõi chiều dài xương đùi thai nhi đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra đánh giá toàn diện về sức khỏe và phát triển của thai nhi trong quá trình thai kỳ.
Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ bầu cần chú ý
Chiều dài xương đùi được đo từ đầu xương chậu đến trục đầu gối và tính theo đơn vị milimet. Bằng phương pháp siêu âm, các bác sĩ có thể phát hiện chiều dài xương đùi của bé có ngắn so với mức tiêu chuẩn hay không. Nếu chỉ số của trẻ thấp hơn so với chiều dài xương đùi thai nhi tiêu chuẩn, có thể đến từ nhiều nguyên nhân và cần được điều trị khắc phục theo chỉ định phù hợp từ bác sĩ.
Dưới đây là bảng chiều dài xương đùi thai nhi mẹ có thể tham khảo:
Bố mẹ có thể tham khảo chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để theo dõi sự phát triển của con, từ đó có những thay đổi về dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt… để giúp cải thiện chỉ số này.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi?
Theo các chuyên gia Nhi khoa, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của thai nhi, trong đó không thể bỏ qua 3 yếu tố chính, bao gồm:
Di truyền
Đây là yếu tố mang tính quyết định (chiếm đến khoảng 23%) đến chiều dài xương đùi thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng
Theo các nghiên cứu trên thế giới, chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ ảnh hưởng tới 32% sự phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ nhỏ. Do đó, nếu bố mẹ có chiều cao khiêm tốn thì hãy bù lại cho bé yêu của mình bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng các bài tập vận động thể chất để hỗ trợ phát triển chiều cao.
Để cải thiện chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi, trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, đạm, axit folic, i-ốt, sắt… Đồng thời, mẹ cũng nên tránh ăn quá nhiều tinh bột, chất béo, đường hay chú trọng quá nhiều đến lượng đạm sẽ tác động đến sự phát triển hệ xương của thai nhi.
Thói quen sinh hoạt của mẹ bầu
Việc mẹ bầu duy trì các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cà phê, bia rượu hoặc hút thuốc cũng là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển khỏe mạnh của bé. Cần khắc phục bằng những thói quen tốt như ngủ sớm, ngủ đủ, thể dục, vận động vừa phải, ăn uống khoa học, đủ chất…
Mẹ bầu cần làm gì để thai nhi có chỉ số xương đùi đạt chuẩn?
Như đã đề cập trước đó, chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ bầu đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển của thai nhi. Chiều dài xương đùi của em bé có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ, và để đảm bảo thai nhi đạt chuẩn, mẹ cần thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày những thực phẩm sau:
- Các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, cải chíp, và rau bina cung cấp canxi, chất xơ, kali và vitamin A, đồng thời chúng cũng rất giàu chất chống oxy hóa.
- Bổ sung canxi qua hạt óc chó và hạt hạnh nhân.
- Chế phẩm từ đậu và hạt vừng cũng là nguồn canxi dồi dào, quan trọng cho mẹ bầu.
- Hải sản như cua biển, cá mòi, cá chạch, hàu, tảo biển, và tôm đồng đều giàu canxi.
- Thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, nấm, sữa, cũng như chất đạm từ trứng, cá, thịt, sắt từ đậu, lòng đỏ trứng, và nghêu là quan trọng.
- Acid folic có trong rau mùi tây, đậu, và bông cải xanh cũng đóng vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
- Bổ sung sữa chua và phô mai, uống 1-2 ly sữa bầu mỗi ngày là cách tốt để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất.
- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ, chiên xào, và bánh kẹo quá ngọt khi mang thai.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, và rượu.
Tuy chiều dài xương đùi của thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhưng một chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất cùng với sinh hoạt điều độ sẽ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và lo lắng.
Ngoài ra, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền từ cha mẹ và ông bà. Do đó nếu cha mẹ cao lớn thì bé sẽ không bị lùn, ngoài trừ bé bị còi xương, suy dinh dưỡng…
Chỉ số chiều dài xương đùi là một chỉ số quan trọng cần theo dõi trong thai kỳ. Tuy nhiên, chiều dài xương đùi thai nhi ngắn, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hãy siêu âm thai định kỳ và nghe theo những hướng dẫn của bác sĩ để đem lại những điều tốt nhất cho em bé của mình!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.