Cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời mới nhất

Cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời mới nhất
Cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời mới nhất

Cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời mới nhất theo quy định của pháp luật là gì? Giữa những người có huyết thống trong phạm vi 3 đời thì KHÔNG được phép kết hôn, cũng như không được chung sống với nhau như vợ chồng. Vậy thế nào là quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời? Và tại sao lại không được kết hôn trong vòng 3 đời?

Cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời mới nhất

Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời được định nghĩa như sau: Là những người có chung cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Ví dụ một số trường hợp có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời

  • Cha – con ruột, mẹ – con ruột
  • Anh chị em ruột cùng cha, anh chị em ruột cùng mẹ
  • Cô, dì, chú, bác, cậu ruột (là anh chị em ruột của cha mẹ) với cháu ruột
  • Anh chị em họ: con chú con bác ruột, con dì con cậu ruột với nhau
  • Anh chị em họ của cha mẹ (con chú con bác ruột, con dì con cậu ruột của cha mẹ) với cháu
  • Ông bà nội ngoại với cháu ruột
  • Anh chị em họ của ông bà nội ngoại (con chú con bác ruột, con dì con cậu ruột của ông bà nội ngoại) với cháu

Ví dụ một số trường hợp KHÔNG có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời: 

  • Giữa con dâu/con rể và bố mẹ chồng/vợ không có quan hệ huyết thống, mà chỉ có quan hệ hôn nhân.
  • Giữa anh chị em dâu/rể không có quan hệ huyết thống mà chỉ liên quan qua hôn nhân (cùng là dâu, rể trong một gia đình).
  • Giữa bố mẹ nuôi và con nuôi: Chỉ có mối quan hệ pháp lý qua nhận nuôi.
  • Giữa chú/bác/cô/dì bên chồng/vợ và cháu. Cháu rể hoặc cháu dâu không có quan hệ huyết thống với chú/bác/cô/dì bên chồng hoặc vợ, vì đây chỉ là mối quan hệ qua hôn nhân.
  • Giữa anh chị em họ xa (từ đời thứ tư trở lên): Có chung cụ cố là ông bà của đời thứ tư nên không nằm trong vòng quan hệ huyết thống 3 đời.

Có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời là một trong các trường hợp hôn nhân cận huyết và do đó KHÔNG được phép kết hôn. Cụ thể, hôn nhân cận huyết bao gồm các trường hợp hôn nhân (hoặc chung sống như vợ chồng) giữa: 

  • Những người cùng dòng máu về trực hệ (tức là cha – con, mẹ – con)
  • Những người có họ trong phạm vi ba đời; 
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
  • Những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời KHÔNG được kết hôn – Vì sao?

Việc kết hôn trong phạm vi 3 đời khiến thế hệ con cái sinh ra mắc nhiều dị tật bẩm sinh, xuất hiện nhiều đột biến gen có hại là, suy giảm giống nòi và sự đa dạng của quần thể người. Ngoài ra, nó còn phá hủy đạo đức và nền tảng văn hóa của xã hội. Do vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời, thậm chí nếu cố tình có thể sẽ phải đi tù.

1. Thế hệ con cái mắc nhiều dị tật bẩm sinh do gen cận huyết

Con cái từ những cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thường mắc các dị tật bẩm sinh, xuất hiện nhiều đột biến gen có hại, đặc biệt là gen lặn và các bệnh di truyền, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng nòi giống. 

Có 4 lý do chính sau đây: 

  • Gen lặn và bệnh di truyền: Cha mẹ kết hôn cận huyết có tỷ lệ mang cùng một đột biến lặn ở một gen cao, do đó đứa con của họ có khả năng thừa hưởng cả hai bản sao đột biến này (một từ bố, một từ mẹ). Khi đó, đứa trẻ sẽ mắc bệnh di truyền liên quan đến gen đó
  • Tích tụ đột biến gen có hại: Các đột biến gen có hại được tích lũy và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Khi kết hôn cận huyết trong cùng 1 gia đình thì con cháu sẽ có khả năng gặp phải đột biến gen cao hơn, vì cả bố mẹ đều có sẵn đột biến gen có hại đó trong bộ gen của mình. 
  • Nguy cơ dị tật bẩm sinh: Con cái của các cặp đôi cận huyết có nguy cơ cao mắc các dị tật bẩm sinh như: dị tật tim mạch, các bệnh về xương khớp, thần kinh, và phát triển tâm lý. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ trẻ sinh ra từ các cặp đôi cận huyết có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cao hơn từ 3-4 lần so với các cặp đôi không có quan hệ huyết thống.
  • Hiệu ứng cận huyết và sức khỏe toàn diện: Ngoài các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh cụ thể, trẻ em sinh ra từ các cuộc hôn nhân cận huyết thường có sức đề kháng yếu hơn, hệ miễn dịch kém phát triển, và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Điều này là do cơ chế di truyền không còn đảm bảo đủ sự đa dạng gen, dẫn đến hệ miễn dịch không được tối ưu hóa để chống lại các tác nhân gây bệnh.

2. Hạn chế sự đa dạng di truyền trong quần thể người

Trong quần thể tự nhiên, sự đa dạng di truyền là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe và khả năng thích nghi của loài. Sự đa dạng di truyền giúp bảo vệ con người khỏi các bệnh di truyền do gen lặn, vì khi gen từ hai người không có huyết thống xa nhau được kết hợp, khả năng cả hai đều mang gen lặn giống nhau là rất thấp. 

Khi kết hôn cận huyết, sự kết hợp gen ít đa dạng hơn, do hai người trong gia đình thường chia sẻ nhiều gen giống nhau. Khi sự đa dạng này bị giảm, dẫn đến nguy cơ cao hơn về các bệnh di truyền và dị tật. 

3. Băng hoại đạo đức và nền tảng văn hóa 

Trong văn hóa Á Đông, giá trị đạo đức và văn hóa được xây dựng trên nền tảng gia đình nhiều thế hệ là yếu tố. Trong đó, mối quan hệ giữa những người thân có quan hệ huyết thống với nhau trong phạm vi 3 đời (ông bà, cha mẹ và con cái) được coi là tình thân, ruột thịt và là điều cốt lõi. Việc kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời có thể được coi là đi ngược lại nền tảng văn hóa, đạo đức cơ bản. 

4. Vi phạm luật hôn nhân và gia đình, có thể phải đi tù

Việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ: 

  • Phạt hành chính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng, theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP
  • Phạt tù từ 01 đến 05 năm, theo Điều 184 Luật hôn nhân và gia đình 2014 với tội loạn luân (tức là giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha)

Hiện nay ở một số địa phương vẫn còn tục lệ hôn nhân cận huyết chỉ lấy vợ lấy chồng cùng bản, tảo hôn (kết hôn sớm), do đó công tác tuyên truyền, vận động tới người dân, cùng với đó là các quy định pháp luật chặt chẽ để ngăn chặn hành vi kết hôn giữa những người có huyết thống trong vòng 3 đời. 

Giải đáp thắc mắc: Kết hôn cùng họ nhưng không cùng huyết thống có được hay không? 

Kết luận

Cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời là những người có chung cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời là một trong các trường hợp hôn nhân cận huyết và do đó pháp luật nghiêm cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời. 

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ