Quy định của pháp luật về việc kết hôn cùng huyết thống là gì? 

Quy định của pháp luật về việc kết hôn cùng huyết thống là gì? 
Quy định của pháp luật về việc kết hôn cùng huyết thống là gì?

Quy định của pháp luật về việc kết hôn cùng huyết thống đó là: Hoàn toàn nghiêm cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có chung huyết thống trong vòng 3 đời. Nếu có chung huyết thống ngoài phạm vi 3 đời thì được phép kết hôn bình thường theo quy định của pháp luật. 

Quy định của pháp luật về việc kết hôn cùng huyết thống

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc kết hôn:

  • Giữa những người cùng huyết thống trong phạm vi 3 đời: Hoàn toàn nghiêm cấm việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng. 
  • Giữa những người cùng huyết thống ngoài phạm vi 3 đời: Được phép đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật (khi đủ điều kiện về tuổi tác, đang độc thân và có năng lực hành vi dân sự bình thường)

Vậy thế nào là cùng huyết thống trong phạm vi 3 đời và ngoài huyết thống trong phạm vi 3 đời? 

Tại điều 3, khoản 18 Luật hôn nhân và gia đình đã nêu rõ: Những người có họ trong phạm vi 3 đời được hiểu là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Một số ví dụ về những mối quan hệ có họ trong phạm vi 3 đời bao gồm: Cha – con ruột; Mẹ – con ruột; Anh chị em ruột cùng cha, anh chị em ruột cùng mẹ; Cô, dì, chú, bác, cậu ruột (là anh chị em ruột của cha mẹ) với cháu ruột, Ông bà nội ngoại với cháu ruột,…

Những mối quan hệ có họ ngoài phạm vi 3 đời có thể kể đến như: Anh chị em họ xa từ đời thứ 4 (tức là có chung huyết thống từ đời cụ cố), Anh chị em cùng làm dâu/rể của một nhà, Cháu dâu/cháu rể với cô, dì, chú, bác bên chồng/vợ,…

Chi tiết xem tại: Cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời mới nhất

Tại sao pháp luật lại không cho phép kết hôn cùng huyết thống trong phạm vi 3 đời?

Cùng huyết thống trong phạm vi 3 đời là trường hợp KHÔNG được phép kết hôn do thuộc hôn nhân cận huyết. Ngoài ra hôn nhân cận huyết còn bao gồm giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; Những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Vậy tại sao pháp luật lại không cho phép kết hôn cùng huyết thống trong phạm vi 3 đời (kể cả chỉ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn)? Có 2 lý do chính như sau: 

  • Thế hệ sau của cặp cha mẹ có hôn nhân cận huyết thường bị dị tật bẩm sinh, đột biến gen
  • Ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí phá hủy nền tảng đạo đức và văn hóa xã hội

Thứ nhất, kết hôn cùng huyết thống trong phạm vi 3 đời khiến trẻ sinh ra mắc dị tật bẩm sinh và đột biến gen. Người cha, người mẹ có huyết thống gần gũi với nhau sẽ có tỷ lệ mang cùng một đột biến lặn (thường là đột biến gây hại) cao hơn đáng kể so với những người không có huyết thống với nhau. Và như vậy, đứa trẻ sinh ra sẽ gặp phải những đột biến và bệnh di truyền liên quan đến gen đó. 

Rộng hơn, khi việc kết hôn cùng huyết thống xảy ra trong cùng một cộng đồng người thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giống nòi của cộng đồng đó. Khi có nhiều đứa trẻ sinh ra với dị tật bẩm sinh và gen lặn gây hại thông qua hôn nhân cận huyết, chúng sẽ lại tiếp tục kết hôn với người có huyết thống gần gũi trong vòng 3 đời và làm cho thế hệ sau tiếp tục có dị tật nặng hơn, với bộ gen đột biến và suy thoái. 

Trong quần thể tự nhiên, sự đa dạng di truyền có tác dụng duy trì sức khỏe và khả năng thích nghi của loài đó. Việc kết hôn cận huyết đi ngược lại đa dạng di truyền, làm suy thoái sức khỏe và khả năng thích nghi, thậm chí có thể dẫn tới việc hủy hoại giống loài

Thứ hai, việc kết hôn giữa những người có cùng huyết thống trong phạm vi 3 đời có thể làm đảo lộn các mối quan hệ trong gia đình, ảnh hưởng tiêu cực tới nền tảng gia đình, các giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống. 

Con cháu hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác trong gia đình được coi là yếu tố cốt lõi trong văn hóa Á Đông. Và như vậy, khi những những người có cùng huyết thống trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau, hoặc chung sống với nhau như vợ chồng nhiều khả năng sẽ làm đảo lộn các mối quan hệ trên – dưới trong gia đình. 

Pháp luật có xử phạt người kết hôn cùng huyết thống trong phạm vi 3 đời hay không? 

Có. Pháp luật có xử phạt hành chính từ 10.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ và phạt tù từ 1-5 năm với các trường hợp kết hôn cùng huyết thống trong phạm vi 3 đời và có hành vi loạn luân. 

Cụ thể như sau:

  • Kết hôn (hoặc chung sống như vợ chồng) với người cùng huyết thống trong vòng 3 đời: phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng theo Khoản 35 Điều 1 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP. 
  • Loạn luân (giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha): phạt tù từ 1-5 năm theo Điều 184 Luật hôn nhân và gia đình 2014. 

Kết luận

Pháp luật nghiêm cấm việc kết hôn (hoặc chung sống như vợ chồng) giữa những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời. Quy định xử phạt việc kết hôn  cùng huyết thống bao gồm hạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng và phạt tù từ 1-5 năm khi có hành vi loạn luân. Còn với những người có quan hệ huyết thống từ 4 đời trở lên, tức là nằm ngoài phạm vi 3 đời, thì được phép kết hôn bình thường.

 

Bài viết xem nhiều

NOVGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng cũng như mong muốn có vinh dự hợp tác với các đối tác, cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên có niềm đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở cung cấp thông tin miễn phí cho những ai quan tâm.

GÓP Ý VỚI NOVAGEN

Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

Trả kết quả chỉ từ 4h

Thu mẫu tại nhà toàn quốc

Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

Bảo mật thông tin tuyệt đối

Chỉ cần để lại số điện thoại
NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

Đặt lịch hẹn

Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ