Xét nghiệm ADN hài cốt

Giá:  12,000,000 đ

Các mẫu hài cốt như xương, răng... cần sử dụng ADN ty thể di truyền theo dòng Mẹ để giải trình tự gen và đánh giá quan hệ huyết thống giữa ADN ty thể của mẫu hài cốt với những thân nhân còn sống.

Tổng quan về xét nghiệm ADN hài cốt

Xét nghiệm ADN hài cốt dựa trên đặc điểm phần xương của hài cốt còn chứa một lượng ADN ty thể, đây là cơ chế lưu trữ thông tin di truyền tồn tại song song với ADN trong nhân tế bào (có trong các phần mô cơ quan dễ bị phân hủy như máu, da, thịt, gốc chân tóc...).

Hài cốt là phần xương còn lại của thi thể sau khi các bộ phận khác như máu, mô, nội tạng, da... đã bị phân hủy theo thời gian.

Cấu trúc của xương có đặc điểm cứng chắc và bền với các yếu tố của môi trường bên ngoài nên phần xương của hài cốt có thể tồn tại đến khoảng 50-100 năm mà vẫn duy trì ADN ở bên trong xương.

Cơ thể mỗi người chứa đựng thông tin di truyền được lưu trữ chủ yếu tại ADN có trong nhân tế bào. Ngoài ra, một phần nhỏ thông tin di truyền được lưu trữ tại ty thể, gọi là hệ gen ty thể hay ADN ty thể (mtDNA).

Phần xương hài cốt chỉ còn lại duy nhất yếu tố di truyền là ADN ty thể.

Một đặc điểm quan trọng của ADN ty thể đó là có tính di truyền theo dòng Mẹ, nghĩa là những người có cùng một mẹ sinh ra sẽ có hệ gen ADN ty thể giống nhau.

Ngoài ra, các ADN ty thể không tiếp tục được di truyền sang thế hệ con cháu ở những người con trai có cùng mẹ đẻ. Chỉ có chị gái, em gái của những người con trai này mới có khả năng tiếp tục di truyền ADN ty thể sang thế hệ con cái.

Ứng dụng của xét nghiệm ADN hài cốt

Độ nhạy cao của phân tích ADN ty thể đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực:

*** Pháp y, hình sự: cho phép các nhà khoa học pháp y thu thập thông tin về các vụ án cần nhận dạng nhân thân của thi thể mất tích hoặc mẫu xương hài cốt.

*** Tìm người thân họ hàng: trong thực tế nhiều gia đình có nhu cầu xác định nhân thân của những ngôi mộ bị thất lạc hoặc do bị di dời bởi cơ quan Nhà nước.

*** Giám định ADN hài cốt Liệt sĩ

Ngoài ra, việc mtDNA chỉ di truyền theo dòng Mẹ cho phép các nhà khoa học so sánh hồ sơ ADN ty thể của một bộ hài cốt với mẫu tham chiếu từ các người thân như mẹ, các anh, chị em gái cùng mẹ hoặc bất kỳ cá nhân nào khác có quan hệ họ hàng với mẹ của người mất tích (bà ngoại, chị em gái của mẹ đẻ, các con của chị gái hoặc em gái của mẹ đẻ...).

Các mẫu phân tích sẽ phải cho ra kết quả thành phần ADN ty thể giống nhau vì tất cả con của cùng mẹ đẻ và họ hàng bên ngoại đều thừa hưởng cùng một mtDNA từ bà ngoại.

Quy trình xét nghiệm ADN hài cốt

Hướng dẫn lấy mẫu xương hài cốt

- Răng: Lấy từ 1-2 răng còn nguyên vẹn của bộ hài cốt (ưu tiên các răng từ lớn đến nhỏ)

- Xương: Lấy 01 mẫu xương với kích thước tối thiểu 2x2 cm theo thứ tự ưu tiên: xương dài, xương ngắn, xương khó định hình, xương dẹt, xương vừng. Lựa chọn các mẫu xương còn chắc nhất, nguyên vẹn nhất. Trong trường hợp hài cốt đã mủn nát, không thể thu thập được răng hoặc các mảnh xương nguyên vẹn thì cố gắng chọn lựa các mẩu xương tốt nhất còn sót lại.

Mẫu hài cốt sau khi lấy phải được bảo quản trong túi nilon có niêm phong và để trong phong bì thư, bên ngoài ghi rõ thông tin liên quan gồm: tình trạng mẫu, ký hiệu mẫu sinh phẩm.

Hướng dẫn lấy mẫu sinh phẩm của người thân

Đối với mẫu sinh phẩm của thân nhân, cần lấy mẫu của ít nhất là 2 trong số những người thân có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ của người đã mất, cụ thể như sau:

Nhóm ưu tiên số 1: Mẹ đẻ; bà ngoại;

Nhóm ưu tiên số 2: Anh, chị, em cùng mẹ;

Nhóm ưu tiên số 3: Bác, cậu, dì là anh chị em ruột của mẹ đẻ;

Nhóm ưu tiên số 4: Anh, chị, em là con của chị gái, em gái của mẹ đẻ;

Nhóm ưu tiên số 5: Con trai và con gái của chị gái hoặc em gái cùng mẹ;

Mẫu bản kết quả xét nghiệm ADN hài cốt

 

Nguồn: NOVAGEN VN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

0834243399
back to top