Mang thai hộ là kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm và chuyển phôi vào tử cung của người phụ nữ đồng ý mang thai hộ. Các quy định đã được nêu rõ trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014. Bài viết sau đây sẽ cùng chia sẻ về một số đặc điểm di truyền của trẻ sinh ra do mang thai hộ.

trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ

Mang thai hộ là gì?

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi 2014, có hiệu lực chính thức từ 1/1/2015, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là giải pháp giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn hoàn thành tâm nguyện được làm cha, làm mẹ sau khi người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Hiện nay, pháp luật chỉ cho phép mang việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đồng thời không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại (là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.)

Điều kiện để được tiến hành mang thai hộ

Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về điều kiện để vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người phụ nữ được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Quy trình tiến hành mang thai hộ

Đối với vợ chồng nhờ mang thai hộ: 

- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để đăng ký mang thai hộ

- Khám sức khỏe tổng thể và đảm bảo người vợ không mắc các bệnh mãn tính như: suy thận, suy tim...

Đối với người phụ nữ mang thai hộ:

- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để mang thai hộ

- Trước khi tiến hành, người mang thai hộ cần làm các xét nghiệm cần thiết như:

  • xét nghiệm nhóm máu ABO, Rh, công thức máu toàn phần; 
  • xét nghiệm miễn dịch (herpes, rubella, CMV (xét nghiệm bệnh nhiễm trùng bào thai do virus Cytomegalo gây ra), giang mai, viêm gan B, C, HIV…
  • xét nghiệm sinh hóa máu máu: đường máu, creatinin, urê… nhằm phát hiện những bệnh mãn tính;
  • xét nghiệm định type HPV (sàng lọc ung thư cổ tử cung);
  • xét nghiệm hormone, kiểm tra buồng tử cung bằng các xét nghiệm hình ảnh

Đặc điểm di truyền của trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ

 Kỹ thuật mang thai hộ (MTH) được thực hiện bằng việc lấy trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng (bên nhờ MTH) để thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm (TTTON), phôi được tạo thành sẽ được cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện MTH để người này mang thai và sinh con.

Trẻ sinh ra sẽ được trao lại cho bố mẹ của bên nhờ MTH.

gửi trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ cho bố mẹ

 

Những đặc điểm di truyền của trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ

Đặc điểm về mối quan hệ di truyền

những câu hỏi thường gặp:

  • Người phụ nữ mang thai hộ có liên quan đến em bé không?
  • Người phụ nữ mang thai hộ có phải là mẹ ruột không?
  • Người phụ nữ mang thai hộ có liên quan đến di truyền với đứa trẻ không?

Trước tiên, cần ghi nhớ thông tin rất quan trọng: Đứa trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ luôn có liên quan về mặt di truyền với trứng và tinh trùng của ai được sử dụng để tạo ra phôi thai.

Trong kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Phôi được tạo ra thông qua thụ tinh ống nghiệm bằng cách sử dụng trứng và tinh trùng từ người hiến tặng hoặc cha mẹ dự định, sau đó được chuyển đến tử cung của người mang thai để mang thai.

Vì vậy, người phụ nữ được nhờ mang thai hộ HOÀN TOÀN KHÔNG có mối liên hệ di truyền với đứa trẻ họ sinh ra.

Đặc điểm về sự di truyền ADN

những câu hỏi thường gặp:

  • Người phụ nữ mang thai hộ có chuyển ADN cho đứa trẻ không?
  • Người phụ nữ mang thai hộ có chia sẻ ADN với đứa trẻ không?
  • Người phụ nữ mang thai hộ có đóng góp ADN không?

Nhiều người nhầm lẫn về cách các gen (được tạo ra bởi các chuỗi ADN) được di truyền và quá trình mang thai hộ có thể đóng vai trò như thế nào.

Đầu tiên, những điều cơ bản về di truyền học: sẽ cần vật chất di truyền của Nam (tinh trùng, chứa ADN từ người cha) và vật liệu di truyền của Nữ (trứng, chứa ADN từ người mẹ) để tạo phôi.

Bất kể phôi thai đó được mang thai thành em bé trong tử cung của ai, vật chất di truyền vẫn sẽ chỉ đến từ hai cá thể đã tạo ra phôi thai đó. Trứng và tinh trùng là tất cả những gì quan trọng trong việc di truyền.

Hãy nghĩ một cách hài hước như thế này: Nước bọt của bạn có chứa ADN. Tuy nhiên, nếu bạn hôn ai đó, họ sẽ không đột nhiên thừa hưởng ADN của bạn và có quan hệ họ hàng với bạn. Tương tự như vậy, hiến máu sẽ không khiến người nhận trở thành người thân của bạn.

Ngay cả khi một phôi thai được đưa vào tử cung của một người phụ nữ khác, đứa trẻ sẽ không "lấy" ADN của người phụ nữ mang thai hộ đó.

Đặc điểm về nhóm máu

  • Người mẹ mang thai hộ có cùng huyết thống với em bé không?
  • Người mẹ tạm thời đó có phải có cùng nhóm máu với đứa trẻ mà cô ấy mang thai không?

Nếu người phụ nữ được nhờ mang thai hộ không phải là người họ hàng trong gia đình của cặp vợ chồng yêu cầu thì người phụ nữ đó không “cùng huyết thống” với những đứa trẻ mà họ mang trong mình - họ không có mối liên hệ sinh học nào với đứa trẻ.

Nếu bạn đang thắc mắc về việc liệu những người phụ nữ mang thai hộ có thực sự chia sẻ dòng máu với em bé trong bụng mẹ hay không?

Câu trả lời là CÓ

Trong bất kỳ thai kỳ nào, máu, oxy và chất dinh dưỡng được truyền cho em bé từ cơ thể người phụ nữ mang thai qua dây rốn. Nhóm máu của người mẹ mang thai hộ không thực sự là vấn đề lớn.

Bởi vì, các kiểu nhóm máu của hệ phân loại ABO được quy định bởi những gen lặn và gen trội, các gen này tái tổ hợp và di truyền từ bố mẹ sang con cái theo quy luật di truyền Mendel. Do đó, con cái có thể không cùng nhóm máu với bố mẹ. Ngoại trừ trường hợp nếu tổ hợp nhóm máu của bố và mẹ đều là O thì các con sẽ chỉ có 1 kiểu nhóm máu O. 

Mặc dù vậy, xét nghiệm máu và kiểm tra y tế kỹ lưỡng để phát hiện bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào là quan trọng trước khi quá trình mang thai hộ bắt đầu, vì những loại bệnh nguy hiểm đó có thể được truyền từ người mang thai hộ sang đứa trẻ trong tử cung.

Đặc điểm về ngoại hình

Nếu một đứa trẻ được sinh ra nhờ mang thai hộ có những đặc điểm ngoại hình giống bất kỳ ai, thì đứa trẻ đó sẽ giống như hai người đã góp trứng và tinh trùng khi tạo ra phôi thai.

Nếu cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ đóng góp trứng và tinh trùng, thì đứa trẻ sinh ra có thể sẽ mang những đặc điểm di truyền giống với họ. Mặc dù, không bao giờ có gì đảm bảo rằng một đứa trẻ sẽ giống hoàn toàn những đặc điểm ngoại hình di truyền từ bố mẹ của mình.

Chính yếu tố góp phần tạo nên trứng và tinh trùng ảnh hưởng đến đặc điểm ngoại hình của em bé, chứ không phải tử cung của người mẹ mang thai hộ sinh ra em bé.

Tóm lại: một đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và nhờ mang thai hộ sẽ thừa hưởng đặc điểm sinh học và đặc điểm di truyền của chính người mẹ cho trứng và người bố cho tinh trùng để phối tạo thành phôi.