Thư viện Thuật ngữ

     

     

    Vi lặp đoạn (Microduplication) và hội chứng vi lặp đoạn là gì?

    Vi lặp đoạn (Microduplication) và hội chứng vi lặp đoạn là gì?

    Vi lặp đoạn nhiễm sắc thể là tình trạng nhân đôi một đoạn gen siêu nhỏ tại các phần đặc biệt của nhiễm sắc thể (thường là các gen tiếp giáp trên nhiễm sắc thể), gây nên một số hội chứng vi lặp đoạn trên thai nhi, ảnh hưởng đến một số chức năng của cơ thể.

    1. Vi lặp đoạn là gì? 

    Vi lặp đoạn (Microduplication) là tình trạng đột biến gây lặp lại một đoạn gen siêu nhỏ (1-3Mb) tại các vị trí đặc biệt của nhiễm sắc thể, thông thường là điểm gen tiếp giáp), dẫn đến những thay đổi kiểu hình đặc trưng gây nên các hội chứng vi lặp đoạn đặc trưng. 

    Việc xét nghiệm các hội chứng vi mất lặp đoạn được thực hiện bằng phương pháp lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) và có thể sàng lọc trước sinh thông qua xét nghiệm NIPT với gói NIPT Premium chuyên sâu nhất

    >>> Vi mất đoạn (Microdeletion) và hội chứng vi mất đoạn là gì?

    Tên của các hội chứng vi lặp đoạn được đặt theo đoạn gen lại trên nhiễm sắc thể với số đầu tiên là số của bộ nhiễm sắc thể, còn cụm chữ và số đằng sau là vị trí của đoạn gen bị mất. “p” và “q” là hai “cánh tay” của nhiễm sắc thể, trong đó nhánh dài là nhánh q, nhánh ngắn là nhánh p. 

    Ví dụ: Với Hội chứng vi lặp đoạn 1q22.1 sẽ được hiểu là lặp lại đoạn q22.1 trên cánh dài của nhiễm sắc thể số 1.

    Dưới đây là tổng hợp các hội chứng vi lặp đoạn (Microduplication Syndrome) đã được ghi nhận y khoa: 

    • Microduplication 1p36 (GABRD)
    • Microduplication 1p34.1
    • Microduplication 1q21.1
    • Microduplication 2p25.3
    • Microduplication 2p21
    • Microduplication 2q11.2q13 (NCK2, FHL2)
    • Microduplication 2q11.2q13
    • Microduplication 2q13
    • Microduplication 2q31.1
    • Microduplication 3q29
    • Microduplication 4p16.3
    • Microduplication 5q35
    • Microduplication 7q11.23
    • Microduplication 8p23.1
    • Microduplication 8q11.23
    • Microduplication 8q12
    • Microduplication 9q21.11
    • Microduplication 9q34 (EHMT1)
    • Microduplication 11p13
    • Microduplication 12p13.31
    • Microduplication 13q12 (CRYL1)
    • Microduplication 14q12
    • Microduplication 15q11.2 (NIPA1)
    • Microduplication 15q13.3 (CHRNA7)
    • Microduplication 15q24
    • Rubinstein–Taybi-Microduplication
    • Microduplication 16p13.1 (MYH11)
    • Microduplication 16p11.2-p12.2
    • Microduplication 16p12.2 (EEF2K,CDR2)
    • Microduplication 16q11.2 (SH2B1)
    • Microduplication 16p11.2 (TBX6)
    • Microduplication 17q12b
    • Microduplication 17q23.1–23.2
    • Microduplication 17q24.3
    • Microduplication 19p13.2
    • Microduplication 19p13.13
    • Microduplication 21q21.3
    • Microduplication 22q11.2
    • Microduplication 22q13 (SHANK3)

    2. Một số hội chứng vi lặp đoạn thường gặp

    2.1. Hội chứng vi lặp đoạn 1q21.1 (1q21.1 Microduplication Syndrome)

    Hội chứng vi lặp đoạn 1q21.1 là hội chứng xảy ra khi một đoạn gen trên cánh tay dài (q) lặp lại tại một vị trí được chỉ định là q21.1 trên nhiễm sắc thể số 1.

    Trẻ mắc hội chứng vi lặp đoạn 1q21.1 thường chậm phát triển và khuyết tật trí tuệ ở mức độ nhẹ đến trung bình, và cũng có thể có các đặc điểm của rối loạn phổ tự kỷ hoặc ADHD (tăng động giảm chú ý). 

    Ngoài ra, trẻ có thể sinh ra với dị tật tim, đặc biệt là tứ chứng Fallot. Ít phổ biến hơn là các dị tật vật lý khác, bao gồm:  lỗ niệu đạo ở mặt dưới của dương vật (hẹp lỗ tiểu) ở nam giới, bàn chân hướng vào trong và hướng lên trên (bàn chân khoèo) hoặc lệch khớp hông (loạn sản xương hông) xuất hiện khi mới sinh. 

    Những bệnh nhân mắc hội chứng vi lặp đoạn 1q21.1 cũng có thể có kích thước đầu lớn hơn mức trung bình hoặc cao hơn mức trung bình của người lớn. Một số có các đặc điểm khuôn mặt hơi khác thường như mắt cách xa nhau hoặc tai thấp. 

    Khi trưởng thành, những cá nhân có vi nhân đôi 1q21.1 có thể dễ bị u nang, tĩnh mạch bị sưng và thắt nút (giãn tĩnh mạch) hoặc hội chứng ống cổ tay, đặc trưng bởi tình trạng tê, ngứa ran và yếu ở bàn tay và ngón tay.

    2.2. Hội chứng vi lặp đoạn 16p11.2 (16p11.2 Microduplication Syndrome)

    Hội chứng vi lặp đoạn 16p11.2 là hội chứng xảy ra khi một đoạn gen trên cánh tay ngắn (p) lặp lại tại một vị trí được chỉ định là p11.2 trên nhiễm sắc thể số 16.

    Các đặc điểm chung xảy ra ở những trẻ mắc vi lặp đoạn 16p11.2 bao gồm: cân nặng thấp; kích thước đầu nhỏ (tật đầu nhỏ); và chậm phát triển, đặc biệt là về lời nói và ngôn ngữ.

    Khoảng một phần ba trẻ em mắc hội chứng này bị chậm phát triển các kỹ năng thể chất như ngồi, bò hoặc đi bộ. Chỉ số IQ trung bình của những cá nhân bị ảnh hưởng thấp hơn khoảng 26 điểm so với trung bình. Khoảng 80% những người mắc vi lặp đoạn 16p11.2 gặp các vấn đề liên quan đến lời nói hoặc ngôn ngữ. Cả kỹ năng ngôn ngữ biểu đạt (từ vựng và phát âm) và kỹ năng ngôn ngữ tiếp thu (khả năng hiểu lời nói) đều có thể bị ảnh hưởng.

    Một trong những vấn đề hành vi phổ biến nhất liên quan đến sự thay đổi nhiễm sắc thể này là rối loạn thiếu chú ý/tăng động (ADHD). Ngoài ra là rối loạn phổ tự kỷ, tâm thần phân liệt, lo âu và trầm cảm. Những bất thường khác có thể xảy ra với bản sao 16p11.2 bao gồm dị tật ở thận và đường tiết niệu. 

    2.3. Hội chứng vi lặp đoạn 17q1217q12 Microduplication Syndrome)

    Hội chứng vi lặp đoạn 17q12 là hội chứng xảy ra khi một đoạn gen trên cánh tay dài (q) lặp lại tại một vị trí được chỉ định là q12 trên nhiễm sắc thể số 17.

    Khả năng trí tuệ và học tập ở những trẻ mắc hội chứng vi lặp đoạn 17q12 thường bị suy giảm nghiêm trọng. Nhiều cá nhân bị ảnh hưởng có sự chậm phát triển, đặc biệt liên quan đến các kỹ năng ngôn ngữ và lời nói và các kỹ năng vận động thô như ngồi, đứng và đi. Co giật cũng phổ biến. 

    Các tình trạng phát triển thần kinh và tâm thần đã được phát hiện bao gồm rối loạn phổ tự kỷ (ảnh hưởng đến tương tác xã hội và giao tiếp), tâm thần phân liệt, hung hăng và tự gây thương tích. Khoảng một nửa số người bị ảnh hưởng có đầu nhỏ bất thường (tật đầu nhỏ).

    Ít phổ biến hơn, tình trạng vi lặp đoạn 17q12 có liên quan đến các bất thường ở mắt, tim, thận và não. Một số cá nhân có sự thay đổi nhiễm sắc thể này có những khác biệt nhỏ về các đặc điểm trên khuôn mặt, mặc dù chúng không nhất quán.

    Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến sự nhân đôi 17q12 thay đổi đáng kể, ngay cả giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Một số cá nhân bị nhân đôi không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng hoặc các đặc điểm rất nhẹ. Những cá nhân khác có thể bị khuyết tật trí tuệ, chậm phát triển và nhiều bất thường về thể chất.

    Nguồn: NOVAGEN, Medline

    Bài viết xem nhiều

    NOVAGEN luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của Quý khách hàng. Đồng thời được vinh dự hợp tác với các nhà nghiên cứu - học sinh - sinh viên, các đối tác - cộng tác viên có đam mê trong việc xây dựng một thư viện mở, cung cấp những thông tin khoa học hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng.

    GÓP Ý VỚI NOVAGEN

    Tại sao nên chọn NOVAGEN ?

    Trả kết quả chỉ từ 4h

    Thu mẫu tại nhà toàn quốc

    Kết quả pháp lý có giá trị với tòa án trên toàn quốc

    Đối tác các đại sứ quán kiểm định bảo lãnh, nhập tịch

    Phòng lab đạt chuẩn quốc tế

    Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình

    Kết quả chính xác, cam kết & bảo hành

    Bảo mật thông tin tuyệt đối

    Chỉ cần để lại số điện thoại
    NOVAGEN sẽ tư vấn ngay cho bạn trong tối đa 30'

    Đặt lịch hẹn

    Mọi thông tin quý khách cung cấp cho NOVAGEN đều được bảo mật tuyệt đối
    ngay từ cú điện thoại đầu tiên, suốt quá trình thực hiện dịch vụ và vĩnh viễn sau khi dùng dịch vụ